Không cầu mà được,
Không ước mà nên
Tìm kiếm "vu khống"
-
-
Không ai nắm tay từ sáng đến tối
Không ai nắm tay từ sáng đến tối
-
Không con trai thời có cháu trai
-
Không ngon cũng bánh lá gai
-
Không xuồng nên phải lội sông
-
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Không tiền chịu thấp, chịu lùn
Có tiền thì chúng xưng hùng xưng vương -
Không mực tạm dùng cục than
-
Không xanh cũng tựa màu chàm
-
Bởi vì cha mẹ không thương
-
Cúng bái quanh năm không bằng rằm tháng Bảy
-
Ăn không nên đọi, nói không nên lời
-
Cá không ăn câu, chê rằng cá dại
Cá không ăn câu, chê rằng cá dại
Cá mắc mồi rồi, bảo tại tham ăn -
Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết
Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết
Dị bản
Của chẳng ngon đông con cũng hết
-
Điếc không sợ súng
Điếc không sợ súng
-
Con không cha như nhà không nóc
Con không cha như nhà không nóc
Dị bản
Con mất cha như nhà mất nóc
-
Cá không ăn câu thật là con cá dại
Cá không ăn câu thật là con cá dại
Vác cần câu về nghĩ lại con cá khônDị bản
-
Hay không lây hèn, sen không lây bùn
Hay không lây hèn
Sen không lây bùn -
Lưỡi không xương, trăm đường lắt léo
-
Bé không vin, cả gẫy cành
Bé không vin, cả gẫy cành
-
Theo không chẳng tốn một đồng
Theo không chẳng tốn một đồng
Làm dâu chí nguyện, mẹ chồng còn chê
Chú thích
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhứt Trò.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Ròng
- Thuần nhất, tinh khiết.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Chàm
- Màu xanh gần với xanh lam và tím. Có một loại cây tên là cây chàm, được dùng để chế thuốc nhuộm màu chàm, được sử dụng để nhuộm vải. Thuốc nhuộm màu chàm cũng gọi là chàm. Việc nhuộm vải màu chàm cũng gọi là nhuộm chàm.
-
- Tuồng
- Từ dùng với ý coi thường để chỉ hạng người cùng có một đặc điểm chung nào đó.
-
- Vũ phu
- Người chồng có hành động thô bạo, thường là hay đánh đập vợ mình; nghĩa rộng là người đàn ông có thái độ, hành động thô bạo đối với phụ nữ.
-
- Vu Lan
- Tên đầy đủ là Vu Lan Bồn, lễ hội báo hiếu của Phật giáo được tổ chức ở một số nước Á Đông vào ngày rằm tháng bảy âm lịch. Những người tham gia lễ hội Vu Lan ở Việt Nam, người nào còn mẹ được cài trên ngực một bông hồng vàng, người không còn mẹ cài một bông hồng trắng. Xem thêm bài Bông hồng cài áo của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.