Lắm kẻ yêu như diều gặp gió
Chẳng ai ngó như chó đầu hè
Những bài ca dao - tục ngữ về "yêu ghét":
-
-
Ưa ai vo tròn, thù ai bóp bẹp
Ưa ai vo tròn
Thù ai bóp bẹp -
Yêu nhau xé lụa may quần
Yêu nhau xé lụa may quần
Ghét nhau kể nợ, kể nần nhau ra -
Yêu nhau xa cũng nên gần
Yêu nhau xa cũng nên gần
Ghét nhau kề gạch liền sân chẳng chào -
Thương người người lại thương ta
Thương người người lại thương ta
Ghét người người lại hoá ra ghét mình -
Thương nhau thì cho ăn xôi
-
Yêu nhau thì nói là sang
-
Yêu ai thì nói quá ưa
Yêu ai thì nói quá ưa
Ghét ai nói thiếu nói thừa như không -
Lắm kẻ yêu hơn nhiều kẻ ghét
Lắm kẻ yêu hơn nhiều kẻ ghét
-
Yêu nhau trầu vỏ cũng say
-
Yêu nhau mọi thứ mọi cho
-
Yêu nhau bốc bải giần sàng
-
Yêu nhau cũng chẳng cho vàng
Yêu nhau cũng chẳng cho vàng
Ghét nhau cũng chẳng tránh đàng mà đi -
Yêu nhau thời ném miếng trầu
-
Yêu em, em cũng như vầy
Yêu em, em cũng như vầy
Ghét em, em cũng như ngày anh yêuDị bản
Yêu ta, ta cũng thế này
Ghét ta, ta cũng như ngày mình yêu
-
Thương thì thương hết cả nhà
Thương thì thương hết cả nhà
Ghét thì mượn hết người ta ghét giùm -
Yêu nhau xa mấy cũng gần
Yêu nhau xa mấy cũng gần
Ghét nhau cách một bàn chân cũng lìa -
Bát canh rau bát, rau sam
-
Yêu nhau cau bảy bổ ba
-
Thương nhau củ ấu cũng tròn
Dị bản
Thương thì củ ấu cũng tròn
Không thương thì quả bồ hòn cũng vuông
Chú thích
-
- Hạ Bì
- Một xã thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trầu vỏ
- Loại trầu không ăn với cau, mà thay thế cau bằng một loại vỏ cây, gọi là cây xác giấy hay vỏ chay.
-
- Cau đậu
- Loại cau nguyên hạt, trái nhỏ, được chuộng vì dẻo và ngon.
-
- Quạt mo
- Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Rau bát
- Một loại dây leo thuộc họ bầu bí, sống rất khỏe, mọc hoang và được trồng ở bờ rào lùm cây. Dây bát có nhiều nhánh, tua cuốn, phiến lá dầy hình tim ngũ giác, hoa trắng, quả như trái dưa chuột nhỏ, khi chín có màu đỏ. Có hai loại rau bát là “bát cái” dây nhỏ nhiều lá, đọt được hái làm rau ăn, và “bát đực” ít lá, được thái lát phơi khô, sao qua làm thuốc nam.
-
- Rau sam
- Một loại cỏ dại sống quanh năm ở những vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa màu. Thân gồm nhiều cành màu đỏ nhạt, lá hình bầu dục, phiến lá dày, mặt láng, mọc bò lan trên mặt đất. Rau sam có thể dùng để ăn như những loại rau trồng khác. Rau sam phơi khô dùng làm thuốc.
-
- Củ ấu
- Một loại củ có vỏ màu tím thẫm, có hai sừng hai bên, được dùng ăn độn hoặc ăn như quà vặt.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.