Sợ người ở phải, hãi người cho ăn
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Năm Thìn năm Tỵ, chị chẳng nhìn em
-
Có dưa thì chừa rau
Có dưa thì chừa rau
-
Có cà thì thôi gắp mắm
Có cà thì thôi gắp mắm
-
Đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông
Đầu người giàu không có tóc,
Chân người nghèo không có lông -
Cười như Đỗ Mười lãnh lương
-
Cả nước đau lòng Hải Phòng phấn khởi
-
Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
-
Người ăn thì còn, con ăn thì hết
Người ăn thì còn, con ăn thì hết
-
Nói dối như vẹm
Nói dối như vẹm
-
Máu bò cũng như tiết dê
Máu bò cũng như tiết dê
-
Muốn nói ngoa làm cha mà nói
Muốn nói ngoa làm cha mà nói
Muốn nói không làm chồng mà nói -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chân đi chữ bát dứt khoát lồn to
-
Đom đóm lại bắt nạt ma trơi
-
Trong đom đóm, ngoài bó đuốc
Trong đom đóm, ngoài bó đuốc
-
Giếng đâu thì ếch đó
Giếng đâu thì ếch đó
-
Chồng đánh chẳng chừa, vẫn giữ cùi dừa bánh đa
-
Ơn nghĩa đổ đầu cù lao
-
Bống có gan bống, bớp có gan bớp
-
Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội ngược
Chú thích
-
- Năm Thìn năm Tỵ, chị chẳng nhìn em
- Các năm Thìn và Tỵ thường có thiên tai dịch bệnh. Đọc thêm về bão lụt năm Thìn.
-
- Đỗ Mười
- Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.
-
- Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi
- Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
-
- Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
- Câu nói lưu truyền ở làng Hoàng Xá, xã Quyết Thắng (tên cũ Thanh Hà) thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
-
- Chân chữ bát
- Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
-
- Đom đóm
- Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.
-
- Ma trơi
- Đám sáng thường thấy lập lòe ban đêm trên bãi tha ma, do hợp chất phốt-pho từ xương người chết thoát ra và bốc cháy khi gặp không khí, theo mê tín cho là có ma hiện.
Bàn độc chen chân chó nhảy ngồi
Mồ chiều xanh lạnh lửa ma trơi
Dậu chưa đổ đã bìm chen lấn
Huyệt chửa đào xong đã quỷ cười
(Chờ đợi nghìn năm - Mai Thảo)
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Cù lao
- Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.
-
- Ơn nghĩa đổ đầu cù lao
- Làm ơn mà vô ích, như trôi theo dòng nước chảy quanh cù lao.
-
- Cá bống
- Một họ cá sông rất quen thuộc ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam (tại đây loài cá này cũng được gọi là cá bóng). Cá bống sống thành đàn, thường vùi mình xuống bùn. Họ Cá bống thật ra là có nhiều loài. Tỉnh Quảng Ngãi ở miền Trung nước ta có loài cá bống sông Trà nổi tiếng, trong khi ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, loài được nhắc tới nhiều nhất là cá bống tượng. Cá bống được chế biến thành nhiều món ăn ngon, có giá trị cao.
-
- Cá bớp
- Có nơi gọi là cá bóp, một trong số các loại cá đặc trưng của vùng biển miền Trung, thuộc loại cá dữ, ăn tạp. Thịt cá trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dày, dẻo, ăn béo và không tanh, đầu cá chứa nhiều sụn ngon.
-
- Bống có gan bống, bớp có gan bớp
- Người nào có sự gan dạ của người nấy.
-
- Cà cuống
- Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.