Hai tay với chẳng tới trời,
Nương theo mặt đất ở đời ngổ ngang
Tìm kiếm "cái chủm"
-
-
Ăn no sinh sự
Ăn no sinh sự
-
Ăn thì hơn, hờn thì thiệt
-
Ăn tấm trả giặt
-
Đã nghèo còn mắc cái eo
-
Chạy lờ mắc đó
-
Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
-
Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết
Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết
Dị bản
Của chẳng ngon đông con cũng hết
-
Con mày, mày ấp mày yêu
-
Sinh con mới ra thân người
Sinh con mới ra thân người
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no -
Bàn tay ngón dài ngón vắn
-
Ngỡ là cây dứa không gai
-
Không con, chó ỉa mả
-
Khó con đầu, giàu con út
Khó con đầu
Giàu con út -
Của quan có thần, của dân có nọc
-
Phải gần, lóng trước đã gần
Dị bản
Phải gần năm ngoái đã gần
Năm nay có tưởng mười phần cũng không
-
Của đau con xót
Của đau con xót
-
Cầm vàng ném xuống vực sâu
-
Một năm làm nhà, ba năm hết gạo
Một năm làm nhà,
Ba năm hết gạo -
Chẳng tham vựa lúa anh đầy
Dị bản
Chú thích
-
- Cải trời
- Một loại cỏ dại mọc nhiều ven đường và ở các vùng đất hoang hoặc trồng hoa màu. Cải trời có thể dùng làm thức ăn (ăn sống, luộc, xào, nấu canh…) hoặc làm thuốc giúp nhuận tràng, trị bướu cổ.
-
- Ăn thì hơn, hờn thì thiệt
- Giận lẫy thì mất phần ăn.
-
- Ăn tấm trả giặt
- "Tấm" là gạo giã nhỏ, "giặt" là gạo nguyên hạt. Câu này có nghĩa như "ăn ít trả nhiều."
-
- Cái eo
- Theo học giả An Chi, eo là một từ cổ gốc Hán, bắt nguồn từ chữ yêu [妖] (quái gở, quái lạ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
- Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
-
- Choa
- Tôi, tao, mình. Cách xưng hô của ngôi thứ nhất (phương ngữ của một số tỉnh miền Trung).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Dứa
- Còn gọi là thơm hoặc gai, loại cây ăn quả có thân ngắn, lá dài, cứng, có gai ở mép và mọc thành cụm ở ngọn thân, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
-
- Mả
- Ngôi mộ.
-
- Của quan có thần, của dân có nọc
- Ai cũng có cách giữ của cải – quan giữ của của quan thì dân cũng giữ của của dân.
-
- Lóng
- Dạo (lóng rày nghĩa là "dạo này").
-
- Mắt bồ câu
- Mắt to, tròn, và sáng như mắt chim bồ câu.
-
- Hữu tình
- Có sức hấp dẫn.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.