Rậm người hơn rậm của
Tìm kiếm "cái chủm"
-
-
Sướng gì hơn sướng làm lành
Sướng gì hơn sướng làm lành,
Như bao nhiêu của để dành bấy nhiêu. -
Của làm ăn no, của cho ăn thêm
-
Của mòn, con lớn
-
Thằng chết cãi thằng khiêng
-
Lính ban mai cai lính ban chiều
-
Cơm chín tới
-
Bậu có chồng như cá vô lờ
-
Mẹ em đẻ em trong bồ
Dị bản
Mẹ em đẻ em trong bồ
Anh nghĩ chuột nhắt, cũng vồ được em
-
Mẹ già hết gạo treo niêu
-
Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
-
Bao giờ cho gạo bén sàng
-
Thương em hồi áo mới may
-
Trời mưa trời gió
Trời mưa trời gió
Vác đó đi đơm
Trở về ăn cơm
Trở ra mất đó
Kể từ ngày thương đó, đó ơi
Ðó chưa thưa được một lời cho đây ngheDị bản
-
Gạo chợ một tiền mười thưng
-
Mất một anh sẽ đền ba
Mất một anh sẽ đền ba
Khăn này có mất thì ta đền vàng
– Đền vàng em chẳng lấy vàng
Khăn này có mất thì chàng lấy em -
Thấy người ăn khoai cũng vác mai đi đào
-
Thẻ tôi lĩnh có hai đồng
-
Tai nghe chuông mõ vang dầy
-
Mưa rơi cho ướt mái đầu
Mưa rơi cho ướt mái đầu
Giữa trời không nón dìu nhau ta về.
Chú thích
-
- Rậm người hơn rậm cỏ
- Thà có đông người ở còn hơn bỏ hoang.
-
- Của làm ăn no, của cho ăn thêm
- Chỉ có của cải tự mình làm ra mới ăn tiêu được thỏa thuê.
-
- Của mòn, con lớn
- Nuôi con phải tốn công tốn của.
-
- Thằng chết cãi thằng khiêng
- Câu thành ngữ này có nguồn gốc khá lí thú. Ở kinh thành Thăng Long xưa, cứ ngày giáp tết, bọn lưu manh lại bày kế để kiếm tiền. Một thằng giả chết nằm lên cáng để đồng bọn khiêng đến phố đông đúc, đặt trước cửa hiệu buôn. Chủ hiệu muốn chúng khiêng đi cho nhanh để khách vào mua hàng thì phải cho tiền. Qua vài phố, chúng được món tiền lớn. Lúc này chúng lại cãi nhau vì thằng giả chết cho rằng mình có công nhiều hơn bọn khiêng cáng.
Thành ngữ này hiện còn lưu hành nhưng mang ý nghĩa khác: người kém lại cãi người giỏi hơn mình, tương tự như thành ngữ "trứng khôn hơn vịt."
-
- Lính ban mai cai lính ban chiều
- Như Ma cũ bắt nạt ma mới.
-
- Cải ngồng
- Một loại cải ăn rất ngọt, được chế biến thành nhiều món ngon.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Hom
- Cũng gọi là hơm, phần chóp hai đầu của lờ đánh cá, thuôn về bên trong, để cá chỉ có thể chui vào chứ không chui ra được.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Quàng
- (Làm việc gì) một cách vội vã, cốt cho xong để còn làm việc khác.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Cai
- Người trông coi trong các công trường, nhà tù thời phong kiến, Pháp thuộc.
-
- Hào
- Một trong các đơn vị tiền tệ (hào, xu, chinh, cắc) bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời Pháp thuộc. Mười xu bằng một hào, mười hào bằng một đồng.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.