Tìm kiếm "cái ngủ"
-
-
Thủng nồi trôi rế
-
Nuôi chí diệt Ngô, đan bồ đựng võ
-
Nồi nát chẳng khỏi tay thợ hàn
-
Khua mõ không bằng gõ thớt
Dị bản
Rao mõ không bằng gõ thớt
-
Cán nặng hơn gáo
-
Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cậy gần hàng nồi đấm buồi vào niêu
Dị bản
Cậy gần hàng nồi đút buồi vào lọ
-
Ngồi thúng cất cạp
-
Ăn no sinh sự
Ăn no sinh sự
-
Ăn thì hơn, hờn thì thiệt
-
Ăn tấm trả giặt
-
Đã nghèo còn mắc cái eo
-
Chạy lờ mắc đó
-
Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
-
Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết
Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết
Dị bản
Của chẳng ngon đông con cũng hết
-
Không con, chó ỉa mả
-
Khó con đầu, giàu con út
Khó con đầu
Giàu con út -
Của quan có thần, của dân có nọc
-
Của đau con xót
Của đau con xót
Chú thích
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Nồi nát chẳng khỏi tay thợ hàn
- Nhu cầu thế nào thì đều có sự đáp ứng thế ấy.
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Khua mõ không bằng gõ thớt
- Triệu tập, kêu gọi bằng cách khua mõ không hiệu quả bằng gõ dao thớt (báo hiệu có ăn uống).
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Cán nặng hơn gáo
- Chỉ sự sai lệch về phân bố quyền lực, ví dụ cấp dưới có quyền lực cao hơn cấp trên.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Hàng xáo
- Nghề đong thóc về xay giã thành gạo rồi đem bán để kiếm lãi. "Hàng xáo" còn để chỉ chung những người buôn bán nhỏ, ít vốn, phải xoay xở mua rồi bán trong thời gian ngắn nhất.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ngồi thúng cất cạp
- Ngồi trong cái thúng mà lại cầm lấy cái cạp thúng cất (nâng) lên. Nghĩa bóng chỉ việc khó xử lí khách quan nếu là người trong cuộc.
-
- Ăn thì hơn, hờn thì thiệt
- Giận lẫy thì mất phần ăn.
-
- Ăn tấm trả giặt
- "Tấm" là gạo giã nhỏ, "giặt" là gạo nguyên hạt. Câu này có nghĩa như "ăn ít trả nhiều."
-
- Cái eo
- Theo học giả An Chi, eo là một từ cổ gốc Hán, bắt nguồn từ chữ yêu [妖] (quái gở, quái lạ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
- Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
-
- Mả
- Ngôi mộ.
-
- Của quan có thần, của dân có nọc
- Ai cũng có cách giữ của cải – quan giữ của của quan thì dân cũng giữ của của dân.