Tìm kiếm "cái ngủ"

Chú thích

  1. Độc ác.
  2. Nếp cái hoa vàng
    Một loại lúa nếp truyền thống nổi tiếng của các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Nếp có hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt nên thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu. Nếp được gọi là "nếp cái hoa vàng" do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác. Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa.

    Nếp cái hoa vàng

    Nếp cái hoa vàng

  3. Tràng Lưu
    Địa danh nay là một làng thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, từ xưa đã là một vùng đất văn vật. Gái Tràng Lưu thông minh, xinh đẹp, nết na có tiếng.
  4. Con so
    Con đầu lòng.
  5. Con rạ
    Con từ đứa thứ hai trở đi, phân biệt với con so.
  6. Thời hạn vợ chồng có thể sinh hoạt tình dục trở lại sau khi sinh nở (quan niệm dân gian).
  7. Được cãi cùng, thua cãi cố
    Tâm lí chung trong các cuộc tranh luận: Bên nắm được lí lẽ, phần thắng thì muốn làm cho tới nơi; phía đuối lí, ở vào thế thua, biết mình sai, mình thua nhưng vẫn bảo thủ, cố cãi cho bằng được (theo Hoàng Tuấn Công).
  8. Rậm người hơn rậm cỏ
    Thà có đông người ở còn hơn bỏ hoang.
  9. Của làm ăn no, của cho ăn thêm
    Chỉ có của cải tự mình làm ra mới ăn tiêu được thỏa thuê.
  10. Của mòn, con lớn
    Nuôi con phải tốn công tốn của.
  11. Thằng chết cãi thằng khiêng
    Câu thành ngữ này có nguồn gốc khá lí thú. Ở kinh thành Thăng Long xưa, cứ ngày giáp tết, bọn lưu manh lại bày kế để kiếm tiền. Một thằng giả chết nằm lên cáng để đồng bọn khiêng đến phố đông đúc, đặt trước cửa hiệu buôn. Chủ hiệu muốn chúng khiêng đi cho nhanh để khách vào mua hàng thì phải cho tiền. Qua vài phố, chúng được món tiền lớn. Lúc này chúng lại cãi nhau vì thằng giả chết cho rằng mình có công nhiều hơn bọn khiêng cáng.

    Thành ngữ này hiện còn lưu hành nhưng mang ý nghĩa khác: người kém lại cãi người giỏi hơn mình, tương tự như thành ngữ "trứng khôn hơn vịt."

  12. Lính ban mai cai lính ban chiều
    Như Ma cũ bắt nạt ma mới.
  13. Cải ngồng
    Một loại cải ăn rất ngọt, được chế biến thành nhiều món ngon.

    Cải ngồng luộc, chẹp chẹp

    Cải ngồng luộc

  14. Mai
    Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.

    Nông cụ

  15. Thưng
    Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).

    Thưng bằng đồng

    Thưng bằng đồng

  16. Cày
    Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.

    Cái cày

    Cái cày