Bên ni sông, em bắc cái cầu năm mươi tấm ván
Bên kia sông, em lập cái quán năm, bảy từng thương
Cái quán năm, bảy từng thương là để người thương em buôn bán
Cái cầu năm mươi tấm ván là để người thương em đi
Trách ai bạc nghĩa, vô nghì
Bây giờ có đôi, có bạn không nói tiếng gì với em
Tìm kiếm "cái ngủ"
-
-
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chồng gì anh, vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
Mỗi người một nợ cầm tay
Kẻ xưa nợ vợ, người nay nợ chồngDị bản
Mỗi người một nợ cầm tay
Đời xưa nợ vợ, đời nay nợ chồng
-
Con gái mười bảy mười ba
Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ khóc la đòi chồng
Mẹ đạp một cái nơi mông
“Không nằm mà ngủ, chồng chồng chi mi!”Dị bản
-
Kể chuyện đờn bà hư
Ngồi buồn tâm sự chép ra
Có những đờn bà dạo xóm nói dai
Xóm trong chí những xóm ngoài
Nách con nói điệu thài lai tối ngày
Nói thời vo miệng nhướng mày
Vỗ vai vỗ vế múa tay ngoẻo đầu
Miệng thời nhóc nhách nhai trầu
Người trên ý cũng lầu bầu quạu đeo
Lại còn cái tật nói leo
Cái tật nói dóc nói trèo người ta … -
Mồ cha cái số làm hầu
-
Sẵn tiền của Chệt cứ xài
-
Cánh phu lò Mông Dương Cẩm Phả
Cánh phu lò Mông Dương Cẩm Phả
Kiếp khổ nghèo ai chả như ai
Còi tầm chiều, tối, ban mai
Búa rìu, đèn đất khoác vai vào lò
Tìm cái sống hơn lo cái chết
Sập hầm lò hết kiếp ngựa trâu
Chui vào lò giếng sâu sâu
Chui sang lò chợ trông nhau dặn dò
Đã đeo cái thẻ phu lò
Khéo chui thì thoát, khéo bò thì lên
Khói cửa lò người đen như cháy
Mình đầu trần nhễ nhại mồ hôi
Đời người đến thế thì thôi
Bát cơm mấy bát mồ hôi cho vừa
Mong đất nước bao giờ đổi mới
Dân Nam mình thoát khỏi cùm gông
Hai mươi nhăm triệu tiên rồng
Chen vai gánh vác non sông mới là. -
Vè chợ
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè cái chợ
Sáng mơi xách rổ
Đi giáp một vòng
Hàng hóa mênh mông
Kêu bằng Chợ Lớn
Thiên hạ phát ớn
Là chợ Bình Đông
Ấm bụng no lòng
Kêu bằng Chợ Gạo
Thiệt là huyên náo
Là chợ Bến Thành
Xúm nhau giựt giành
Là chợ Bến Tranh
Ăn ở hiền lành
Đi chợ Thủ Đức … -
Cãi chày cãi cối
Cãi chày cãi cối
-
Ăn thì cúi trốc, kéo nốc thì than
-
Khố son bòn khố nâu
-
Thinh thinh rinh cối đá
Dị bản
Làm thinh rinh cục bự
-
Quang không lành, mắng giành không trơn
-
Ăn đấu trả bồ
-
Gáo dài hơn chuôi
-
Dốt đặc cán mai
-
Im như thóc đổ bồ
Im như thóc đổ bồ
-
Phảng đâu, cù nèo đó
-
Ướt sề còn hơn về không
-
Rế rách cũng đỡ phỏng tay
Dị bản
Rế rách đỡ nóng tay
Giẻ rách cũng đỡ đầu móng tay
Chú thích
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Tửng
- Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
-
- Vô nghì
- Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Chết chủ
- Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Thài lai
- Còn nói thày lay, xen vào việc của người khác không liên quan đến mình (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cau vòng nguyệt
- Chũm cau (tròn và dẹt như hình mặt trăng).
-
- Trầu cánh dơi
- Phần rìa của lá trầu, được cắt bỏ khi têm (trông giống như cánh dơi).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Mông Dương
- Địa danh nay là tên một phường thuộc thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây là nơi có mỏ than Mông Dương, một trong những mỏ thang có trữ lượng lớn và chất lượng tốt nhất từ thời Pháp thuộc.
-
- Cẩm Phả
- Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.
-
- Còi tầm
- Còi báo bắt đầu hoặc kết thúc giờ làm việc các xưởng, mỏ, công trường, nhà máy…
-
- Đèn đất
- Loại đèn của thợ mỏ ngày trước, được thắp sáng bằng phản ứng hóa học giữa đất đèn (acétylen) và nước.
-
- Lò giếng
- Loại lò đục sâu xuống (thẳng đứng hoặc nghiêng) trong các mỏ than.
-
- Lò chợ
- Nơi nhiều thợ mỏ cùng trực tiếp khai thác than trong mỏ.
-
- Mơi
- Mai (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Lớn
- Tên chính thức là chợ Bình Tây, còn gọi là chợ Lớn mới để phân biệt với chợ Lớn cũ (nay không còn), hiện nay thuộc địa bàn quận 6, giáp ranh quận 5 và quận 10, được xem là trung tâm mua bán của người Việt gốc Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được Quách Đàm - một phú thương người Hoa - xây dựng vào năm 1928 (nên còn được gọi là chợ Quách Đàm), kiến trúc chợ mang nhiều nét Á Đông pha lẫn tân kì.
-
- Chợ Bình Đông
- Xưa là một trong bốn khu chợ lớn nhất quận 5. Năm 2008, chợ được xây lại và nay thuộc khu Bình Đông, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, gần bến Bình Đông trên kênh Tàu Hũ (theo Địa chí quận 5, xuất bản năm 2000).
-
- Chợ Gạo
- Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Chợ Bến Tranh
- Một ngôi chợ thuộc tỉnh Tiền Giang, hiện là vựa nông sản của các xã ven thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
-
- Thủ Đức
- Một địa danh thuộc Sài Gòn, nay là quận ở cửa ngõ Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Về tên gọi Thủ Đức, có ý kiến cho rằng xưa ông Tạ Dương Minh (Tạ Huy), hiệu Thủ Đức, đã góp phần khai khẩn lập ấp vùng Linh Chiểu và xây dựng ngôi chợ đầu tiên tại đây mang tên hiệu của ông là chợ Thủ Đức. Lại có thuyết khác cho ông Tạ Dương Minh lấy tên vị quan tên Đức trấn thủ ngọn đồi nơi đây đặt tên chợ để tỏ lòng biết ơn.
-
- Trốc
- Đầu, sọ (phương ngữ).
-
- Nốc
- Cổ ngữ Việt chỉ thuyền, ghe. Ngày nay chỉ thuyền nhỏ, còn dùng ở miền Bắc Trung Bộ.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Rinh
- Bê (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Phảng
- Một nông cụ dùng để phát cỏ của người Nam Bộ. Theo Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ, nó là công cụ cải tiến từ dụng cụ phát cỏ của người Khơ-me và nông cụ rựa phát bờ của nông dân Trung Bộ. Phảng làm bằng sắt, lưỡi dài ngắn khác nhau tùy loại, không sắc lắm. Có nhiều loại phản: phảng giò nai, phảng nắp, phảng gai, phảng cổ cò, phảng cổ lùn...
-
- Cù nèo
- Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
-
- Ở nhiều nơi thuộc miền Tây Nam Bộ trước đây, dân ta khi trồng lúa chỉ cần là phát cỏ rồi cấy, chứ không cày bừa. Phảng và cù nèo là hai dụng cụ quan trọng và luôn luôn đi liền với nhau trong khâu phát cỏ.
Cầm cây phảng trên tay, nghiêng mình xuống phát rồi đưa phảng lên, bước tới mà chém tiếp là việc nặng nhọc... Muốn cho cỏ chết, phải chặt ngay gốc, dưới mí nước để gốc cỏ bị thúi luôn... Nếu lấy trung bình một lát chém là 36 tấc vuông (hình vuông mỗi cạnh 6 tấc) thì muốn dọn cho sạch cỏ trong một công đất, cần đến non 2.000 lát chém. Cây phảng trung bình nặng hơn 3 kí-lô...
Tay mặt quơ cây phảng, tay trái lại cầm cây cù nèo (còn gọi là kèo nèo) để kèo (vạch cỏ) cũng 2.000 lần cho trống chân cỏ, không thể chém bừa bãi trên ngọn vì như thế thì cỏ sẽ mọc lại. Người phát phải khom lưng cho lưỡi phãng nằm ngang song song mặt nước và dưới mặt nước...
(Cá tính miền Nam - Sơn Nam)
-
- Sề
- Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
-
- Rế
- Vật dụng làm bếp, thường đan bằng tre nứa, hình tròn, để đỡ nồi chảo cho khỏi bỏng và dơ tay.