Tìm kiếm "tường vi"
-
-
Cô kia xách giỏ đi đâu
-
Đồng bệnh tương lân
-
Dạo chơi quán Sở lầu Tần
-
Lan, Đính, Chính, Tường
-
Tưởng rằng trong đạo mẹ cha
-
Con gái giống cha giàu ba họ
Con gái giống cha giàu ba họ
Con trai giống mẹ khó ba đời -
Kim là vàng, kim là nay
-
Ở nhà con khách mách tương liên
-
Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Dị bản
-
Vô doan xấu số mắc phải anh chồng khòm
-
Rượu kim lan ve vàng chước tửu
-
Gái đàng mới xem tường không mới
Gái đàng mới xem tường không mới
Trai Bến Thành xem lại chẳng thành
Ngày xưa qua lại em, anh
Có xu có lúi mới thành ngỡi nhânDị bản
-
Má ơi đừng đánh con đau
-
Cái gì mà thấp, cái gì mà cao?
Cái gì mà thấp, cái gì mà cao?
Cái gì sáng tỏ hơn sao trên trời?
Cái gì em trải anh ngồi?
Cái gì thơ thẩn ra chơi vườn đào?
Cái gì mà sắc hơn dao?
Cái gì phơn phớt lòng đào thì em bảo anh?
Cái gì trong trắng ngoài xanh?
Cái gì soi tỏ mặt anh, mặt nàng?
Cái gì xanh, đỏ, trắng, vàng?
Cái gì ăn phải dạ càng tương tư?
Cái gì năm đợi tháng chờ?
Cái gì em đội phất phơ trên đầu?
Cái gì sắc hơn dao cau?
Cái gì tiện chũm cho nhau ăn cùng?
Một quan là mấy trăm đồng?
Một mối tơ hồng là mấy trăm dây?
Một cây là mấy trăm cành?
Một cành là mấy trăm hoa?
Em ngồi em giảng cho ra,
Thì anh kết nghĩa giao hòa cùng em
– Đất thì thấp, trời thì cao
Ngọn đèn sáng tỏ hơn sao trên trời
Chiếu hoa em trải anh ngồi
Khi buồn thơ thẩn ra chơi vườn đào
Con mắt em sắc hơn dao
Trứng gà phơn phớt lòng đào hỡi anh
Cau non trong trắng ngoài xanh
Gương tàu soi tỏ mặt anh, mặt nàng
Chỉ ngũ sắc xanh, đỏ, trắng, tím, vàng
Bùa yêu ăn phải dạ càng tương tư
Đôi ta năm đợi, tháng chờ
Cái khăn em đội phất phơ trên đầu
Con mắt anh liếc sắc hơn dao cau
Cau non tiện chũm cho nhau ăn cùng
Một quan là sáu trăm đồng
Một mối tơ hồng là sáu trăm dây
Một cây là sáu trăm cành
Một cành là sáu trăm hoa
Thưa anh em đã giải ra
Mong anh kết nghĩa giao hòa cùng em! -
Mẹ cha cái kiếp lao đao
-
Hát bội làm tội người ta
Hát bội làm tội người ta
Đàn ông bỏ vợ, đàn bà bỏ con -
Khoan khoan gá nghĩa
Khoan khoan gá nghĩa
Thủng thỉnh giao hòa
Để cho em hỏi cửa nhà ra sao?
Anh em thúc bá thế nào?
Nói ra em biết âm hao em tường
Hà miền, hà thị, hà phương,
Hà quê, hà quán em chưa tường đục trong,
Và đây lời hỏi sau cùng,
Nói ra cho em biết đã tơ hồng đâu chưa ?
– Xa xôi chi đó mà hỏi miền hỏi thị
Lạ lùng chi em mà hỏi quán hỏi quê
Bình Dương vốn thật quê chàng,
Lánh nơi thành thị lạc đàng núi non
Xuân xanh hai tám tuổi tròn,
Hoa còn ẩn nhụy chờ bình đơm bông.Dị bản
Khoan khoan gá nghĩa
Thủng thỉnh giao hòa
Để cho em hỏi cửa nhà ra sao?
Anh em thúc bá thế nào?
Nói ra em biết âm hao em tường
Hà miền, hà thị, hà hương,
Hà quê, hà quán em chưa tường đục trong,
Và đây lời hỏi sau cùng,
Nói ra cho em biết đã tang bồng đâu chưa?
– Xa xôi chi đó,
Kẻ đơn người tống,
Lạ lùng gì em phải hỏi han.
Ở đây vốn thật quê chàng,
Lánh nơi thành phố lạc đàng núi non.
Xuân thu hai tám tuổi tròn,
Hoa còn ẩn nhụy chờ bình đơm bông .
-
Trồng trầu trồng lộn dây tiêu
-
Khế với sung khế chua sung chát
Chú thích
-
- Quản voi
- Còn gọi là quản tượng, người lo việc coi sóc và huấn luyện voi.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đồng bệnh tương lân
- Cùng chung cảnh ngộ nên dễ thông cảm, đồng tình với nhau.
-
- Quán Sở lầu Tần
- Quán Sở: Nơi vua Sở Tương Vương nằm mộng được chung chăn gối với tiên nữ ở núi Vu Sơn. Lầu Tần: Ngôi lầu do vua Tần Mục Công dựng lên để rước Tiêu Sử về dạy thổi sáo cho công chúa Lộng Ngọc, về sau hai người yêu rồi lấy nhau. Quán Sở lầu Tần do đó chỉ nơi hò hẹn tình tự của đôi trai gái yêu nhau.
Hương đèn khuya sớm độ thân
Biết đâu quán Sở lầu Tần viển vông
(Truyện Phan Trần)
-
- Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ
- Có duyên với nhau thì xa xôi cách trở mấy cũng có thể gặp nhau.
Nghe bài dân ca Hữu duyên thiên lí ngộ.
-
- Lan, Đính, Chính, Tường
- Lê Mậu Lan, nguyên giám đốc nhà máy xi măng Long Thọ; Nguyễn Hữu Đính, kĩ sư nông lâm; Ngô Thế Chính, phó tiến sĩ sử học, nguyên hiệu trưởng trường Đồng Khánh (giờ là trường Hai Bà Trưng); Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà văn. Đây là bốn nhân vật ở Huế bị chính quyền cộng sản nghi kị sau 1975.
-
- Tưởng
- Nghĩ, cho rằng.
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Nỉ
- Hàng dệt bằng sợi len chải xơ, che lấp sợi dọc và sợi ngang.
-
- Lập tâm thành chí
- Quyết tâm để đạt được chí hướng, ước nguyện.
-
- Chim khách
- Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.
-
- Tương liên
- Có mối quan hệ gắn kết với nhau (từ Hán Việt).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Vô doan
- Vô duyên (do cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Khòm
- Lưng gù, hoặc tướng người khom xuống về phía trước.
-
- Kim lan
- Bạn bè tâm đầu ý hợp, do lấy từ hai chữ của một câu trong Kinh Dịch: Nhị nhân đồng tâm kỳ lợi đoạn kim, đồng tâm chi ngôn kỳ xú như lan (hai người đồng tâm với nhau lợi có thể chặt đứt được vàng, lời nói đồng tâm thì mùi thơm như hoa lan). Rượu kim lan là rượu hai người bạn tri kỉ mời nhau.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Chước tưởu
- Rót rượu mời (chữ Hán).
-
- Tương tri
- Hiểu nhau, biết rõ lòng nhau (từ Hán Việt).
-
- Xem chú thích Tri âm.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Luống chịu
- Đeo đẳng mãi hoàn cảnh không may mà đành phải chấp nhận (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tân trào
- Nghĩa đen là "triều đại mới", còn gọi là đàng mới, phương ngữ Nam Bộ chỉ chính phủ người Pháp lập ra để cai trị nước ta và thời kì (triều / trào) dân ta sống dưới sự cai trị này. Đối lập với tân trào là đàng cựu hay cựu trào chỉ chính quyền triều Nguyễn trước khi người Pháp tới.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Xu
- Phiên âm từ tiêng Pháp sou, một đơn vị tiền tệ thời Pháp thuộc có trị giá bằng một phần trăm của đồng bạc Đông Dương.
-
- Lúi
- Tiền (theo Tự điển Việt Nam của Ban Tu Thư Khai Trí, xuất bản năm 1971).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trăng gió
- Từ từ Hán Việt phong nguyệt, thú tiêu khiển hóng gió xem trăng, cũng chỉ sự tình tự hẹn hò của trai gái (thường hàm ý chê bai).
-
- Đường Mới
- Theo Sơn Nam: Đường Mới thời trước nổi danh về du đãng, nay là đường Huỳnh Tịnh Của, chợ Bến Thành.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Đào, kép
- Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.
-
- Tương tư
- Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.
Gió mưa là bệnh của Trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư - Nguyễn Bính)
-
- Dao cau
- Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.
-
- Chũm
- Phần đầu và đuôi của quả cau.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Rào
- Khúc sông (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Huấn chỉ đế vương
- Theo lệnh của vua.
-
- Rún
- Rốn (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Âm hao
- Tin tức. Như âm háo 音耗 tăm hơi. Ta quen đọc là âm hao (từ điển Thiều Chửu).
Cố hương đệ muội âm hao tuyệt,
Bất kiến bình an nhất chỉ thư.
Dịch thơ:
Xa cách các em tin tức bặt
Bình yên mấy chữ thấy đâu mà.
(Sơn cư mạn hứng - Nguyễn Du, người dịch: Nguyễn Thạch Giang)
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Bình Dương
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có tỉnh lị là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 cây số. Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai lập thành tam giác kinh tế mũi nhọn của miền Nam.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thúc bá
- Chú bác (từ Hán Việt).
-
- Tang bồng
- Cung bằng gỗ dâu (tang) và tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ, khi nhà vua sinh con trai, quan coi việc bắn sẽ lấy cung bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng, bắn bốn phát ra bốn hướng, một phát lên trời, một phát xuống đất, ngụ ý rằng người làm trai chí ở bốn phương, tung hoành trời đất, giúp nước giúp đời. Chí làm trai vì thế gọi là chí tang bồng.
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Quỳnh tương
- Lấy từ Quỳnh tương ngọc dịch. Quỳnh là ngọc đẹp, còn tương và dịch là cách gọi chất lỏng. Thành ngữ này có nghĩa là "rượu làm bằng ngọc đẹp." Người xưa cho rằng rượu làm từ ngọc ra mà uống thì có thể thành tiên. Quỳnh tương vì thế chỉ loại rượu rất quý.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)