Những bài ca dao - tục ngữ về "đố":

Chú thích

  1. Bộ hành
    Người đi đường (từ Hán Việt). Cũng gọi là khách bộ hành.
  2. Cổ kim
    Xưa (cổ) và nay (kim).
  3. Hò khoan
    Một thể loại hò thường gặp ở miền Trung, trong đó người hò thường đệm các cụm "hò khoan" "hố khoan" "hố hò khoan" (nên cũng gọi là hò hố). Hò khoan thường có tiết tấu nhanh, nhộn nhịp.
  4. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  5. Tương tư
    Nhớ nhau (từ Hán Việt). Trong văn thơ, tương tư thường được dùng để chỉ nỗi nhớ nhung đơn phương trong tình yêu trai gái.

    Gió mưa là bệnh của Trời
    Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

    (Tương tư - Nguyễn Bính)

  6. Dao cau
    Thứ dao nhỏ và sắc, dùng để bổ cau.

    Dao cau

    Dao cau

  7. Chũm
    Phần đầu và đuôi của quả cau.
  8. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  9. Tơ hồng
    Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.

    Dây tơ hồng

    Dây tơ hồng

  10. Nghĩa giao hòa
    Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
  11. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Giòn
    Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
  13. Đó
    Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.

    Cái đó

    Cái đó

  14. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  15. Đa mang
    Tự vương vấn vào nhiều tình cảm để rồi phải đeo đuổi, vấn vương, dằn vặt không dứt ra được.

    Thôi em chả dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng

    (Xuân tha hương - Nguyễn Bính)

  16. Buôn vã
    Buôn dạo. ở đây có nghĩa là trên bộ (đi vã, gánh vã).
  17. Truông
    Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
  18. Ba Gò
    Một địa danh nằm giữa hai huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vào thời xa xưa, đây là vùng cây cối rậm rạp, có nhiều giặc cướp và thú dữ.
  19. Cựu trào
    Triều cũ, thời cũ.
  20. Ăn học cựu trào
    Học theo lối cũ, học đạo Khổng, chữ Nho.
  21. Cương thường
    Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).

    Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.

  22. Hồn bất phụ thể
    Hồn không nương vào xác, sợ mất hết cả hồn vía.
  23. Nhân huynh
    Tiếng tôn xưng dùng gọi anh em, bạn (từ Hán Việt).
  24. Nam nữ thụ thụ bất thân
    Quan niệm hành xử của Nho giáo, rằng nam nữ không được đụng chạm vào nhau (hai chữ thụ, một chữ nghĩa là cho, chữ kia nghĩa là nhận).
  25. Từ đường
    Nhà thờ tổ tiên (từ Hán Việt).