Em thương anh một chút mẹ già
Thương anh một chút anh là đàn ông
Lấy ai lo lắng việc đồng
Lấy ai lo liệu việc trong cửa nhà
Hay là anh lấy quách ta
Để ta nuôi đỡ mẹ già cho anh
Mẹ già là mẹ già anh
Em nay dâu mới cơm canh chưa tường
Ví bằng anh có lòng thương
Thời anh che chở mọi đường cho em
Tìm kiếm "tường vi"
-
-
Vè hoa
Tháng giêng nắng lắm
Nước biển mặn mòi
Vác mai đi xoi
Là bông hoa giếng
Hay bay hay liệng
Là hoa chim chim
Xuống biển mà chìm
Là bông hoa đá
Bầu bạn cùng cá
Là đá san hô … -
Thơ thằng Lía
Ngàn năm dưới bóng thái dương,
Biết bao là sự lạ thường đáng ghi,
Noi nghề hàng mặc bấy nay,
Một pho dị sự vắn dài chép ra.
Trước là giải muộn ngâm nga,
Sau nêu gương nọ đặng mà soi chung.
Xưa kia có một phú ông,
Vợ chồng chuyên một nghề nông nuôi mình,
Bấy lâu loan phụng hòa minh,
Xóm làng kiêng nể tánh tình thiện lương.
Tuy là sành sỏi ruộng nương,
Ông bà xấu số gặp đường chẳng may,
Thuở trước cũng chẳng thua ai,
Tiền dư bạc sẵn tháng ngày thung dung,
Ruộng vườn khai khẩn khắp cùng,
Thôn lân đều thảy có lòng bợ nâng.
Đến nay nhằm buổi lao lung,
Ruộng nương thất phát vô cùng thảm thương,
Tháng ngày khổ hại trăm đường,
Bảy năm chịu sự tai ương nguy nàn,
Bấm gan cam chịu gian nan,
Vợ chồng đau đớn đoạn tràng thiết tha.
Lần hồi ngày lụn tháng qua,
Nghèo nàn túng tíu gẫm đà thói quen,
Thét rồi cũng chẳng than phiền,
Cắn răng mà chịu đảo điên qua hồi.
Lão mụ tuổi đã lớn rồi,
Vợ bốn mươi chẵn chồng thời bốn ba,
Đêm ngày lo tính gần xa,
Chẳng con kế tự thật là đáng lo,
Choanh ngoảnh chồng vợ đơn cô,
Tuổi già sức yếu biết nhờ cậy ai? … -
Thường khi đi nhớ về thương
-
Tưởng tơ, tơ tưởng vì tơ
-
Bây giờ em gặp chàng đây
Bây giờ em gặp chàng đây
Chàng cho em mượn chiếc khăn này làm ghi
Yêu em còn tiếc làm gì
Có cho em mượn, chàng thì đưa đây
Hay là sợ mẹ, sợ thầy
Xin chàng phải nói nước mây em tường
Ví dù chàng có lòng thương
Khăn này sánh với xuyến vàng Nguyệt Nga
Giữa đường gặp gỡ đôi ta
Cùng nhau kết tóc xe tơ vẹn tròn
Mỗi người một nước một non
Vàng kia không tiếc, lại còn tiếc khăn! -
Nhất dương chỉ
-
Tượng chết vì ngà, điểu chết vì lông
Tượng chết vì ngà, điểu chết vì lông
-
Vè ăn thịt chó
Nghe vẻ, nghe ve
Nghe vè thịt chó
Anh nào chịu khó
Thì đi mua tương
Cái việc tầm thường
Ai ai cũng biết
Muốn cho tươm tất
Đậu phộng, đậu nành
Củ sả, củ hành
Mua ba tiền bún
Một tiền rau húng … -
Vè Cần vương
Vâng lời troàn ngươn soái
Mình đeo ấn Tổng nhung
Lời khuyên rao chư sĩ anh hùng
Mặt phải trái coi qua thời biết
Mình là con trong đất Việt
Chẳng phải người sanh sản cõi Tây phiên
Mà ham di địch tước quyền
Lại nỡ khiến tấm lòng vô hậu
Chớ bắt chước những loài quân dậu
A dua hùa lưng lớn thờ chồn
Đừng bày theo những đảng ác côn … -
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát quên sao trên trờiDị bản
-
Ra vườn ngắt một cành chanh
Ra vườn ngắt một cành chanh
Con dao lá trúc gọt quanh tứ bề
Đôi ta đã trót lời thề
Con dao lá trúc để kề tóc mai
Bây giờ chàng đã nghe ai
Nghe trăng nghe gió, nghe ai mặc lòng
Tưởng rằng chàng ở một lòng
Ngờ đâu chàng lại đèo bòng đôi nơi … -
Vè chàng Lía
Lía ta nổi tiếng anh hào
Sơn hà một góc thiếu nào người hay
Bạc tiền thừa đủ một hai
Chiêu binh mãi mã càng ngày càng đông
Làm cho bốn biển anh hùng
Mến danh đều tới phục tùng chân tay.
Kẻ nào tàn ác lâu nay
Lía sai cướp của đoạt tài chẳng dung
Nhà giàu mấy tỉnh trong vùng
Thảy đều kinh sợ vô cùng lo toan
Nhất nhì những bực nhà quan
Nghe chàng Lía doạ kinh hoàng như điên
Nhà nào nhiều bạc dư tiền
Mà vô ân đức, Lía bèn đoạt thâu.
Tuy chàng ở chốn non đầu
Nhưng mà lương thực vật nào lại không
Lâu la ngày một tụ đông
Vỡ rừng làm rẫy, vun trồng bắp khoai
Mọi người trên dưới trong ngoài
Thảy đều no đủ sớm trưa an nhàn
Tiếng tăm về đến trào đàng
Làm cho văn võ bàng hoàng chẳng an.
Nam triều chúa ngự ngai vàng
Bá quan chầu chực hai hàng tung hô
Có quan ngự sử bày phô
Tâu lên vua rõ lai do sự tình
Đem việc chàng Lía chiêu binh
Trình lên cặn kẽ phân minh mọi đàng
Nào khi Lía phá xóm làng
Đến khi lên núi dọc ngang thế nào
Kể tên những bậc phú hào
Từng bị quân Lía đoạt thâu gia tài
Vua ngồi nghe rõ một hai,
Đập bàn, vỗ án giận rày thét la:
– Dè đâu có đứa gian tà
Giết người, đoạt của thiệt là khó dung
Truyền cho mười vạn binh hùng
Dưới cờ đại tướng binh nhung lên đàng
Đại quân vâng lệnh Nam hoàng
Hành quân tức khắc thẳng đàng ruổi dong
Gập ghềnh bao quản núi non
Dậy trời sát khí quân bon lên rừng. … -
Nhà em có vại cà đầy
-
Bấy lâu cách trở sơn khê
-
Vè say rượu
Ngôn đa ngữ thất
Nói trật nhiều điều
Tiền rượu chúng kêu
Còn ngồi nói pháo
Nhiếc rằng nói láo
Uống chẳng biết lo
Rượu muốn đong cho
Tiền không chịu trả
Say rồi bậy bạ
Nói dọc nói ngang
Nằm sá nằm đàng
Té lên té xuống
Rượu bao nhiêu cũng uống
Uống quá mẹ hũ chìm
Nói như bìm bìm
Leo dây leo nhợ … -
Gió đẩy đưa phơ phất ngọn cờ
Gió đẩy đưa phơ phất ngọn cờ
Anh đây lỡ vận lại chờ duyên em
Kèm thơ nước mắt nhỏ len
Tương tư sầu muộn vì em có chồng -
Non cao vời vợi biển lớn mênh mông
-
Thương chàng quân tử tài ba
-
Chiều chiều xách chén mua tương
Chú thích
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Xoi
- Đào, xới, làm cho thông, cho thoáng.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Chim chim
- Loại cây như dú dẻ, hoa thơm, trái hình rẻ quạt như nhánh chuối, nhưng rất nhỏ, hạt to, khi chín màu đỏ, ăn có vị ngọt.
-
- Sen đá
- Cũng gọi là cây hoa đá, một loại cây cây thân cỏ, nhiều nước, xanh quanh năm, thường được trồng làm cảnh. Phần lá phía trên dày, xếp thành hình tròn giống như hoa sen.
-
- Dị sự
- Chuyện lạ thường (từ Hán Việt).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Loan phụng hòa minh
- Chim loan, chim phượng cùng hót. Chỉ vợ chồng hòa thuận, thương yêu nhau.
-
- Thung dung
- Thong dong.
-
- Thôn lân
- Làng xóm láng giềng (từ Hán Việt).
-
- Lao lung
- Khổ cực (từ cổ).
-
- Thất phát
- Cũng như thất bát – mất mùa.
-
- Nàn
- Nạn (từ cũ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Túng tíu
- Túng thiếu (từ cũ).
-
- Thét
- Chịu đựng lâu thành quen (phương ngữ).
-
- Kế tự
- Nối dõi (từ Hán Việt).
-
- Ví
- Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
-
- Phong tình
- Tính trăng hoa, lẳng lơ. Có thể hiểu rộng là tình cảm nam nữ nói chung.
Chẳng ngờ gã Mã giám sinh,
Vẫn là một đứa phong tình đã quen
(Truyện Kiều)
-
- Làm ghi
- Làm tin, làm dấu, làm quy ước.
Rằng: "Trăm năm cũng từ đây,
"Của tin gọi một chút này làm ghi."
(Truyện Kiều)
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Xuyến
- Vòng trang sức bằng vàng, ngọc, thường đeo ở cổ tay.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Nhất dương chỉ
- Một chiêu thức võ thuật xuất hiện trong các tác phẩm của Kim Dung, dồn nội lực vào một ngón tay (chỉ) để bắn ra.
-
- Nhị Thiên Đường
- Một nhãn hiệu dầu gió rất phổ biến ở miền Nam trước đây.
-
- Na Tra
- Một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa, được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm văn học cổ Trung Quốc như Tây du ký và Phong thần diễn nghĩa. Ông là con út của Thác Tháp Thiên Vương Lý Tịnh, em của Kim Tra và Mộc Tra (nên cũng gọi là Tam thái tử). Na Tra được miêu tả là một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng, môi đỏ, bản tính nóng nảy, thẳng thắn, tay cầm thương, tay cầm vòng càn khôn, chân đi bánh xe Phong Hỏa.
-
- Tứ đổ tường
- Bốn món ăn chơi được xem là tệ nạn trong xã hội cũ, gồm yên (thuốc phiện), đổ (cờ bạc), tửu (rượu chè), sắc (trai gái, đĩ bợm).
-
- Lạc
- Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
-
- Đậu nành
- Một giống đậu rất phổ biến ở nước ta và trên cả thế giới. Hạt đậu nành được sử dụng rất đa dạng, bao gồm dùng trực tiếp (rang, luộc, nấu canh, nấu chè...) hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm bánh kẹo, sữa...
-
- Sả
- Một loại cỏ cao, sống lâu năm, có mùi thơm như chanh. Tinh dầu sả được dùng để ướp tóc. Thân cây sả có thể làm gia vị.
-
- Rau húng
- Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.
Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.
-
- Troàn
- Truyền.
-
- Ngươn soái
- Nguyên soái (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tổng nhung
- Vị quan võ thống lĩnh toàn bộ việc quân của một địa phương.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sanh sản
- Sinh sản.
-
- Thổ Phồn
- Cũng gọi là Thổ Phiên, Thổ Phiền hoặc Phiên, tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc thống trị vùng Tây Tạng từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9.
-
- Di địch
- Mọi rợ, chưa khai hóa. Người Trung Hoa thời cổ cho rằng nước mình ở giữa thế giới, gọi các dân tộc xung quanh họ, chưa tiếp thu văn hóa Trung Hoa, là Man (ở phía nam), Di (ở phía đông), Nhung (ở phía tây), Địch (ở phía bắc).
-
- Ác côn
- Đứa vô lại, hung dữ.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Cài chữ sen
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cài chữ sen, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Tứ bề
- Bốn bề, xung quanh.
-
- Đèo bòng
- Mang lấy vào mình cái làm cho vương vấn, bận bịu thêm (thường nói về tình cảm yêu đương).
-
- Lía
- Dân gian còn gọi là chàng Lía, chú Lía, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống ách thống trị của nhà Nguyễn vào thế kỉ 18 nổ ra tại Truông Mây, Bình Định. Có giả thuyết cho rằng ông tên thật là Võ Văn Doan, quê nội huyện Phù Ly (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ngày nay), quê ngoại làng Phú Lạc, tổng Thời Hòa, huyện Tuy Viễn (nay là huyện Tây Sơn). Lía tập hợp dân nghèo nổi dậy, chọn Truông Mây (Hoài Ân, Bình Định) làm căn cứ, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Tương truyền sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, ông uất ức bỏ lên núi và tự sát.
-
- Anh hào
- Anh hùng hào kiệt, người có tài năng, chí khí. Hội anh hào là dịp để anh hào gặp và thi thố lẫn nhau để lập nên những công trạng hiển hách.
Đường đường một đấng anh hào,
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.
(Truyện Kiều)
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Chiêu binh mãi mã
- Chiêu mộ binh lính và mua ngựa chiến (để chuẩn bị cho chiến tranh). Hiểu rộng ra là tập hợp lực lượng, vây cánh.
-
- Dung
- Biết là việc xấu, sai nhưng vẫn để tồn tại.
-
- Lâu la
- Từ chữ Hán 嘍囉, chỉ quân lính, tay chân của giặc cướp.
-
- Trào đàng
- Triều đình (cách nói cũ của Trung và Nam Bộ).
Trạng nguyên tâu trước trào đàng,
Thái sư trữ dưỡng tôi gian trong nhà.
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Bá quan
- Từ chữ Hán Việt bá 百 (trăm), và quan 官 (quan lại), chỉ tất cả các quan lại trong triều đình. Cũng nói là bá quan văn võ.
-
- Ngự sử
- Tên chung của một số chức quan có nhiệm vụ giám sát từ cấp cao nhất (vua) đến các cấp quan lại.
-
- Lai do
- Nguyên do sự việc.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phú hào
- Những người giàu và có thế lực ở nông thôn thời phong kiến (từ Hán Việt).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Dè
- Ngờ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Binh nhung
- Binh 兵 (binh lính) và nhung 戎 (vũ khí, binh lính). Chỉ binh khí, quân đội, hoặc hiểu rộng ra là việc quân.
-
- Nam hoàng
- Vua nước Nam.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Vại
- Đồ đựng bằng sành, gốm, hình trụ, lòng sâu, để đựng nước hoặc mắm.
-
- Cao lương mĩ vị
- Món ăn ngon và quý nói chung (chữ Hán).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Sơn khê
- Núi (sơn) và khe nước chảy (khê). Chỉ vùng rừng núi.
-
- Ngôn đa ngữ thất
- Trích từ sách Cảnh Hạnh Lục (Minh Tâm Bảo Giám): Ngôn đa ngữ thất giai nhân tửu, nghĩa đoạn thân sơ chỉ vị tiền (nói nhiều, nói bậy đều do rượu, dứt tình nghĩa, chia lìa thân thuộc cũng vì tiền).
-
- Nói pháo
- Nói khoác.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Hồng quần
- Cái quần màu đỏ. Ngày xưa bên Trung Hoa phữ nữ thường mặc quần màu đỏ, nên chữ "hồng quần" còn được dùng để chỉ phụ nữ.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
(Truyện Kiều)
-
- Tề gia
- Trông nom, chăm sóc việc gia đình.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ giữa
- Cũng gọi là áo cổ trịt (cổ trệt), một loại áo ngắn của người bình dân, gài nút trước ngực, không bâu, nếu là áo nam thường có xẻ nách, còn áo nữ thì bít kín.