Tìm kiếm "vu oan"

Chú thích

  1. Bửa
    Bổ (phương ngữ miền Trung).
  2. Có bản chép: nhóp nhép.
  3. Nậy
    Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
  4. Mắc cỡ
    Xấu hổ, thẹn, ngượng.
  5. Rổ
    Dụng cụ để đựng, đan bằng tre, mây hoặc làm bằng nhựa, có nhiều hình dạng khác nhau, lòng sâu, có nhiều lỗ nhỏ để dễ thoát nước.

    Rổ nhựa

    Rổ nhựa

  6. Nong
    Dụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

    Nong, nia, thúng

    Nong, nia, thúng

  7. Thúng
    Dụng cụ để chứa, đựng, hay đong các loại nông, thủy, hải sản. Thúng thường được đan bằng tre, hình chén, miệng tròn hoặc hơi vuông, lòng sâu, có khi sâu tới nửa mét, đường kính khá lớn, khoảng từ 45 cm (thúng con) đến 55 cm (thúng cái). Vành miệng thúng có dây mây nức vành.

    Cái thúng

    Cái thúng

  8. Núp
    Nấp (phương ngữ).
  9. Thì la, thì lảy
    Từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.
  10. Có bản chép: Thìa là, thìa lẩy. Hoặc: Chè la, chè lẩy.
  11. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  12. Dựa cột
    Ngồi dựa vào cây cột để nghỉ ngơi.
  13. Có bản chép: Ăn quà là ba, Kêu ca là bốn.
  14. Láu táu
    Hấp tấp, lanh chanh.
  15. Tai
    Mang cá (chữ Hán).

    Mang cá

    Mang cá

  16. Cá nheo
    Miền Bắc gọi là cá leo, một loài cá thuộc họ cá da trơn, có thân rất dài và dẹp. Thân và đầu không có vảy. Đầu khá to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, rạch miệng xiên dài kéo qua khỏi mắt, có hai đôi râu.

    Cá nheo

    Cá nheo

  17. Đầu cua tai nheo
    Nghĩa đen là đầu con cua đi với mang cá nheo, nghĩa là chuyện chắp vá chẳng đâu vào đâu.
  18. Nhiều bản chép "lúa" nhưng nguyên văn là "lụa" thì mới hợp với "biên."
  19. Biên
    Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
  20. Hiền ở đây không mang nghĩa "hiền lành", mà là "hiền tài", có nghĩa là đức hạnh và tài năng
  21. Tướng
    Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.
  22. Hẩm
    Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
  23. Cỗ
    Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.

    Mâm cỗ

    Mâm cỗ

  24. Lơ lửng
    Ở đây ý nói thuyền nhẹ, còn nổi lơ lửng.
  25. Vào thời Pháp thuộc có nhiều người nghèo bỏ làng sang Lào làm ăn.
  26. Gà nòi
    "Nòi" nghĩa là dòng, giống. Gà nòi là giống gà tốt, được nuôi để đá (chọi) gà. Xem thêm về đá gà trên Wikipedia.

    Chọi gà

    Chọi gà

  27. Đôi
    Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
  28. Mách
    Nói cho người khác biết. Như méc.
  29. Ngồi lê đôi mách
    La cà đây đó, đem chuyện người khác ra bàn tán.
  30. Ông cả
    Người lớn nhất về vai vế trong gia đình, họ hàng, hoặc làng xóm.
  31. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  32. Ở đây có sự chơi chữ: "Cả" có nghĩa là nhiều, lớn.
  33. Bắt cá hai tay
    Theo học giả An Chi, cá ở đây nghĩa là "cá độ" (thay vì "con cá" theo cách hiểu phổ biến). Thành ngữ này vì vậy có nghĩa gốc chỉ việc bắt cả hai bên khi cá độ.
  34. Tò vò
    Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.

    Con tò vò

    Con tò vò

  35. Có bản chép: mày.
  36. Có bản chép: đến khi.
  37. Bài ca dao này mượn hình ảnh "tò vò nuôi nhện." Thật ra tò vò không nuôi nhện, tò vò mẹ bắt nhện về tổ làm thức ăn cho ấu trùng tò vò. Khi ấu trùng lớn, nở thành con tò vò, thì cũng là lúc con nhện bị ăn hết.