Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá: cá lặn; trông sao: sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Tìm kiếm "quả thị"
-
-
Hôm qua anh đến chơi nhà
-
Đêm qua mưa bụi gió may
Ðêm qua mưa bụi gió may
Gió rung cành bạc, gió lay cành vàng
Em với chàng cùng tổng khác làng,
Nào em có biết ngõ chàng ở đâu?
Một thương, hai nhớ, ba sầu,
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
Thương chàng lắm lắm chàng ơi!
Biết đâu thanh vắng em ngồi thở than.
Muốn than mà chẳng gặp chàng,
Kìa như lá đổ bên ngàn Lũng Tây,
Lá đổ còn có khi đầy,
Thương chàng biết thuở nào khuây hở chàng? -
Đi qua lò mía thơm đường
-
Biết qua chưa bằng làm qua, làm qua chưa bằng lầm qua
Biết qua chưa bằng làm qua
Làm qua chưa bằng lầm qua -
Đêm qua rót dĩa dầu đầy
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hôm qua em đi hái chè
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao
Nếu em càng giẫy, nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ.Dị bản
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió hắn đè em ra
Em xin mà hắn không tha
Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào
Đêm về lòng những khát khao
Ngày mai em lại đồi cao hái chè
-
Hôm qua dệt cửi thoi vàng
-
Hôm qua dạo phố cầm khăn
Hôm qua dạo phố cầm khăn
Cầm được đồng bạc để dành cưới em
Ba hào anh để mua tem
Gửi nhà dây thép mời anh em xa gần
Họ hàng ăn uống linh đình
Ai ai cũng biết là mình lấy ta
Hào tư anh để mua gà
Sáu xu mua rượu hào ba đi tàu
Bảy xu anh để mua cau
Một hào mua gói chè tàu uống chơi
Một hào cả đỗ lẫn xôi
Một hào gạo tẻ với nồi rau dưa
Anh ngồi anh nghĩ cũng vừa
Cưới em đồng bạc chẳng thừa một xu. -
Đêm qua anh ngủ nhà ngoài
-
Đêm qua có ngủ, xin thề
Đêm qua có ngủ, xin thề
Một giấc đến sáng, chớ hề vẫy tai -
Đêm qua đêm lạnh đêm lùng
-
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có bát cơm đầy, nhớ đến nhà nông
Đường đi cách bến cách sông
Muốn qua dòng nước, nhờ ông lái đò -
Đêm qua ngồi tựa song đào
-
Đêm qua để cửa chờ chồng
Đêm qua để cửa chờ chồng,
Đêm nay để cửa chờ ông láng giềng. -
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Dị bản
Đi qua nghiêng nón cúi lưng
Không dám chào bạn cũ bởi chưng đói nghèo
-
Đêm qua nguyệt lặn về tây
-
Đêm qua rót đọi dầu vơi
-
Ngày qua tháng lại
-
Ðêm qua mới gọi là đêm
Ðêm qua mới gọi là đêm
Ruột xót như muối, dạ mềm như dưa
Chú thích
-
- Chăng tơ
- Có bản chép: giăng tơ.
-
- Sao Kim
- Hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, khi xuất hiện lúc chiều tối thì được gọi là sao Hôm, khi xuất hiện lúc sáng sớm thì được gọi là sao Mai. Người xưa lầm tưởng sao Hôm và sao Mai là hai ngôi sao riêng biệt. Trong thi ca, sao Hôm là hoán dụ của hoàng hôn, còn sao Mai là hoán dụ của bình minh.
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Chuôi
- Có bản chép: bóng.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Tào Khê
- Tức khe Tào, một dòng suối chảy trước chùa Nam Hoa (tên cũ là chùa Bảo Lâm), ngày nay thuộc quận Khúc Giang, thành phố Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Tương truyền vào năm 502, một nhà sư người Ấn Độ là Trí Dược Tam Tạng đi thuyền sang Trung Hoa, khi thuyền qua Tào Khê, sư lấy tay vốc nước nếm thử, thấy thơm ngon, liền bảo: "Đầu nguồn suối ắt có nơi đất tốt." Sư liền ngược dòng đi lên nguồn, mở núi dựng chùa gọi là chùa Bảo Lâm. Về sau sư Huệ Năng, tổ đời thứ sáu của Phật Giáo Thiền Tông Trung Quốc, đến đây tu hành, thành lập phái Nam Tông. Từ đó, nói đến Tào Khê là nói đến cảnh tu hành. Nước Tào Khê tượng trưng cho dòng nước Thiền có tác dụng thanh tẩy tâm hồn, rửa sạch bụi trần.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Thang giường
- Thanh gỗ bắc theo chiều ngang của khung giường, để kê ván hoặc chiếu nệm lên trên.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Tổng
- Đơn vị hành chính thời Lê, Nguyễn, trên xã, dưới huyện. Một tổng thường gồm nhiều xã. Người đứng đầu tổng là chánh tổng, cũng gọi là ông Tổng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Lũng Tây
- Cũng gọi là Lũng Hữu, tên dùng trong văn chương của tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, ở về phía tây dãy núi Lũng. Ngày xưa đây là vùng đất biên thùy, có cửa ải đóng quân canh giữ. Ngày nay cũng có một huyện tên là huyện Lũng Tây, thuộc thành phố Định Tây, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy,
Sớm đã trông nào thấy hơi tăm.
Ngập ngừng lá rụng cành trâm,
Thôn trưa nghe dậy tiếng cầm lao xao.
(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Bấc
- Sợi vải tết lại, dùng để thắp đèn dầu hoặc nến. Ở một số vùng quê, bấc còn được tết từ sợi bông gòn. Hành động đẩy bấc cao lên để đèn cháy sáng hơn gọi là khêu bấc.
-
- Phải gió
- Trúng gió. "Phải gió" còn là từ dùng để nguyền rủa, thường mang sắc thái đùa cợt.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Cầm
- Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.
-
- Nhà dây thép
- Bưu điện. Gửi điện tín được gọi là "đánh dây thép." Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, hiện nay ít được dùng.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Giấm thanh
- Thứ giấm có vị chua thanh, được làm từ rượu và các loại tinh bột hoặc trái cây.
-
- Song đào
- Cửa sổ làm bằng gỗ xoan đào.
-
- Tri kỉ
- Người thân thiết, hiểu rõ mình, từ chữ tri (biết) và kỉ (mình).
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Chòi
- Với lên cao.
-
- Hằng Nga
- Một nàng tiên trong thần thoại Trung Hoa, sống trong cung Quảng Hàn trên mặt trăng. Trong văn học, Hằng Nga hoặc chị Hằng là hình ảnh ước lệ chỉ mặt trăng.
Thần thoại Trung Hoa kể rằng Hằng Nga và Hậu Nghệ là hai vợ chồng thần tiên sống trên trời. Vào thời cổ đại, Ngọc Hoàng có mười con trai là mười mặt trời, luân phiên soi sáng thế gian. Nhưng vào thời vua Nghiêu, một hôm mười mặt trời lại xuất hiện cùng một lúc, thiêu đốt mặt đất, gây ra hạn hán khủng khiếp. Hậu Nghệ ra tay bắn hạ chín mặt trời để cứu nhân dân, nhưng bị Ngọc Hoàng trừng phạt, đày cả hai vợ chồng xuống làm người trần gian, không cho làm thần tiên nữa.
Hậu Nghệ đi tìm Tây Vương Mẫu ở núi Côn Luân, được Tây Vương Mẫu ban cho một viên thuốc trường sinh và dặn rằng hai vợ chồng chia nhau uống mỗi người nửa viên thì có thể trường sinh bất lão. Hậu Nghệ vui mừng mang thuốc về để vợ chồng chia nhau uống, nhưng Hằng Nga lại lén chồng lấy trộm viên thuốc uống một mình. Do thuốc quá mạnh, vừa uống xong thì Hằng Nga bay vút lên trời, bay mãi cho đến khi đến mặt trăng mới đáp xuống. Từ đó Hằng Nga sống trên cung trăng.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Cây cùng loại với tre, gióng dài, thành dày, đốt lặn, lá rất to, dùng làm nhà, làm ống đựng nước...
-
- Trúc mai
- Trong văn chương, trúc và mai thường được dùng như hình ảnh đôi bạn tình chung thủy, hoặc nói về tình nghĩa vợ chồng.
Một nhà sum họp trúc mai
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông
(Truyện Kiều)
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Nòng nọc
- Tên gọi ếch nhái ở giai đoạn đầu tiên trong chuỗi phát triển, sau khi nở từ trứng. Nòng nọc sống ở dưới nước, sau một thời gian sẽ rụng đuôi và trở thành ếch nhái trưởng thành, sống lưỡng cư.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Mợ
- Tiếng gọi người mẹ, người vợ trong các gia đình quyền quí ngày xưa.