Quả cấm, quả ngọt
Tìm kiếm "quả thị"
-
-
Qua cầu áo ướt phơi phong
Qua cầu áo ướt phơi phong
Thấy anh có nghĩa em mong em chờ
Chờ cho nên nỗi lại chờ
Chờ cho rau muống lên bờ héo khô -
Quả chuông treo mấy quả chùa
Quả chuông treo mấy quả chùa
Làm thân con gái bán mua mấy lần? -
Qua truông em đạp phải gai
Dị bản
Qua truông anh đạp lấy gai
Anh ngồi anh lể trách ai không chờ
-
Qua đã hết giọng kèn, giọng sáo
-
Qua cầu xem bắc ngó đông
-
Qua sông anh đứng anh chờ
Qua sông anh đứng anh chờ
Qua cầu anh đứng ngẩn ngơ vì cầu -
Qua cầu than thở cùng cầu
Qua cầu than thở cùng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu -
Qua đò khinh sóng
Qua đò khinh sóng
-
Qua giêng hết năm, qua rằm hết tháng
Qua giêng hết năm
Qua rằm hết tháng -
Qua ngày đoạn tháng
Qua ngày đoạn tháng
-
Qua sông đến bến
Qua sông đến bến
-
Qua cầu lột ván tháo đinh
Qua cầu lột ván tháo đinh
Người thương ở bạc với mình không hay -
Quả nhãn lồng trong bọc ngoài bao
Dị bản
Nhỡn lồng trong bọc ngoài bao,
Con ong châm còn được huống chi quả hồng đào chín cây
-
Quà đói bánh giò
-
Qua truông rồi lại băng gò
-
Quả sầu đâu trong tươi ngoài héo
-
Đêm qua ngỏ cửa chờ ai
Đêm qua ngỏ cửa chờ ai
Đêm nay cửa đóng then cài khăng khăng. -
Đêm qua chớp bể mưa nguồn
-
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nào ai vun xới cho mày, mày ăn?Dị bản
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Chú thích
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Lể
- Miền Bắc gọi là nhể, động tác khều một vật gì ra bằng một vật nhọn (lể gai, lể ốc...).
-
- Sáo
- Nhạc cụ thổi hơi, có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Ở ta sáo thường làm bằng ống trúc, được thổi trong những lúc hội hè.
-
- Đàn nguyệt
- Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Sái
- Phần bã thuốc phiện, thuốc lào còn lại sau khi hút. Người hút thuốc phiện, sau khi hút cữ đầu tiên, nếu còn thòm thèm mà không còn tiền thì thường nạo sái trong ống thuốc ra để hút lại.
Dân gian có từ "hưởng sái" chính là từ chữ này.
-
- Gẫm
- Ngẫm, suy nghĩ.
-
- Gia đạo
- Phép tắc trong gia đình.
-
- Đãi đằng
- Tâm sự, giãi bày (từ cổ).