Tìm kiếm "vu"

Chú thích

  1. Nhiều bản chép "lúa" nhưng nguyên văn là "lụa" thì mới hợp với "biên."
  2. Biên
    Mép chạy suốt chiều dài xấp lụa, ở hai đầu khúc lụa, được dệt thật chắc để giữ các sợi ngang không nhích tới nhích lui, nhất là để các sợi dọc không tuột ra. Muốn biết lụa có tốt hay không, người ta thường xem biên lụa. Biên săn và mịn thì lụa mới tốt, mới bền.
  3. Hiền ở đây không mang nghĩa "hiền lành", mà là "hiền tài", có nghĩa là đức hạnh và tài năng
  4. Tướng
    Vẻ mặt và dáng người nói chung, thường được coi là sự biểu hiện của tâm tính, khả năng hay số mệnh của một người.
  5. Hẩm
    Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
  6. Cỗ
    Những món ăn bày thành mâm để cúng lễ ăn uống theo phong tục cổ truyền (đám cưới, đám giỗ...) hoặc để thết khách sang trọng.

    Mâm cỗ

    Mâm cỗ

  7. Chùa Tích
    Tức chùa Phật Tích (Phật Tích tự 佛跡寺) còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.

    Một góc chùa Phật Tích

    Một góc chùa Phật Tích

  8. Oản
    Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.

    Oản làm bằng xôi

    Oản làm bằng xôi

  9. Lơ lửng
    Ở đây ý nói thuyền nhẹ, còn nổi lơ lửng.
  10. Vào thời Pháp thuộc có nhiều người nghèo bỏ làng sang Lào làm ăn.
  11. Gà nòi
    "Nòi" nghĩa là dòng, giống. Gà nòi là giống gà tốt, được nuôi để đá (chọi) gà. Xem thêm về đá gà trên Wikipedia.

    Chọi gà

    Chọi gà

  12. Ngồi lê
    Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
  13. Đôi
    Hỏi để xác minh việc gì (phương ngữ miền Trung, từ cổ).
  14. Mách
    Nói cho người khác biết. Như méc.
  15. Ngồi lê đôi mách
    La cà đây đó, đem chuyện người khác ra bàn tán.
  16. Ông cả
    Người lớn nhất về vai vế trong gia đình, họ hàng, hoặc làng xóm.
  17. Sập
    Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.

    Cái sập

    Cái sập

  18. Ở đây có sự chơi chữ: "Cả" có nghĩa là nhiều, lớn.
  19. Bắt cá hai tay
    Theo học giả An Chi, cá ở đây nghĩa là "cá độ" (thay vì "con cá" theo cách hiểu phổ biến). Thành ngữ này vì vậy có nghĩa gốc chỉ việc bắt cả hai bên khi cá độ.
  20. Tò vò
    Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.

    Con tò vò

    Con tò vò

  21. Có bản chép: mày.
  22. Có bản chép: đến khi.
  23. Bài ca dao này mượn hình ảnh "tò vò nuôi nhện." Thật ra tò vò không nuôi nhện, tò vò mẹ bắt nhện về tổ làm thức ăn cho ấu trùng tò vò. Khi ấu trùng lớn, nở thành con tò vò, thì cũng là lúc con nhện bị ăn hết.
  24. Đồng đen
    Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
  25. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua

  26. Lên võng xuống dù
    Lúc làm quan. Xem chú thích võng giá.
  27. Có bản chép: nhỏ.
  28. Có bản chép: thời.
  29. Hai câu của bài này, có bản chép "miệng rộng" thay vì "rộng miệng."
  30. Tọng
    Nhồi nhét vào.