Ai về nhắn với bà cai
Giã gạo cho trắng, đến mai dâu về
Dâu về dâu chẳng về không
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng đi sau
Ngựa ô đi tới vườn cau
Ngựa hồng chậm rãi đi sau vườn dừa
Tìm kiếm "lẻ bóng"
-
-
Trèo lên cây khế mà rung
Trèo lên cây khế mà rung
Khế rụng đùng đùng chẳng biết khế ai?
– Khế này khế của ông cai
Khế vừa ra trái, chị hai có chồngDị bản
Trèo lên cây khế khế rung,
Khế rụng đùng đùng, không biết khế của ai,
Khế nầy là khế của ông Cai
Khế kia chưa có trái, chị Hai chưa có chồng.
-
Trong làng bà Tú, bà Cai
-
Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời
Khôn chẳng qua lẽ,
Khỏe chẳng qua lờiDị bản
Khôn không qua lẽ,
Khỏe không qua phép
-
Đêm qua lốp đốp mưa rào
Đêm qua lốp đốp mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Đôi bên bác mẹ thì già
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông
Mùa hè cho chí mùa đông
Mùa nào áo ấy cho chồng đi thi
Hết gạo em lại gánh đi
Hỏi thăm chàng học trọ thì nơi nao
Hỏi thăm phải ngõ mà vào
Vai đặt gánh gạo, miệng chào: Kìa anh … -
Cầu Tràng Kênh dầu có phân đôi ngả
-
Ai cho sen muống một bồn
-
Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò
-
Thằng Cuội đứng giữa cung trăng
-
Con gái bảy nghề
-
Ai về Phong Lệ thì về
-
Sáu giờ còn ở kinh đô
Sáu giờ còn ở kinh đô
Chín giờ xe lửa đã vô cửa Hàn
Mười giờ bước xuống xà-lan
Bóp bụng mà chịu nát gan trăm bề
Lên tàu còi nổi xúp-lê
Khoác khăn xếp lại, em về nuôi con
Đầu hè có buồng chuối non
Để dành sáo ghế cho con ăn lần
Khoai từ, khoai chói, khoai nần
Với một vạc bắp trước sân chưa già
Có hũ sắn luộc trong nhà
Để dành lần lữa cho qua tháng ngày
Bớ em ơi!
Ráng mà nuôi con chim chuyền cho nó biết lượn biết bay
Mai sau anh có thác em biểu hắn nhớ cái ngày anh đi -
Ngã tư nơi hẹn chốn hò
-
Mười giờ tàu lại Bến Thành
-
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
-
Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh làm ông đại trụ, đứng chánh tế giữa làng
-
Đẻ đứa con trai
-
Ngựa ai buộc ngõ ông Cai
-
Lẻ củi săng chẻ ra văng vỏ
Chú thích
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Dừa
- Loài cây lớn có thân hình trụ thẳng đứng, có thể cao 15 - 20m. Lá dài có khi tới 5m, có một gân chính to. Cây có hoa và quả quanh năm. Dừa được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới vùng Thái Bình Dương. Ở nước ta, dừa có nhiều ở Bến Tre và Bình Định.
Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể sử dụng được. Phần cùi (cơm) dừa ăn được ở dạng tươi hay sấy khô. Nước dừa dùng làm nước giải khát hoặc chế biến thực phẩm. Sọ dừa làm hàng mỹ nghệ. Thân dừa làm thìa, đũa, v.v...
-
- Khế
- Cây thân gỗ vừa, có nhiều cành, không cần nhiều ánh nắng. Hoa màu tím hồng pha trắng, mọc ở nách lá hoặc đầu cành. Quả khế có 5 múi nên lát cắt ngang tạo thành hình ngôi sao, quả còn non màu xanh, khi chín có màu vàng. Có hai giống khế là khế chua và khế ngọt. Cây khế là hình ảnh thân thuộc của làng quê Bắc Bộ.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cầu Tràng Kênh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Tràng Kênh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Dầu
- Dù (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lệ Thủy
- Một địa danh nay là huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nơi đây nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống. Tương truyền đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của Sùng Nham hầu Dương Văn An, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân, Vũ Đăng Phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm...
-
- Phá
- Vùng nước mặn có dải đất cát ngăn cách với biển, thông ra bởi một dòng nước hẹp.
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chỉ mành
- Sợi chỉ mỏng manh. Từ này thường dùng để chỉ những sự vật, sự việc không chắc chắn.
-
- Sen
- Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Lê
- Một loại cây cho quả ngọt, nhiều nước, thịt hơi xốp. Nước ép quả lê có thể dùng làm thạch, mứt trái cây, hoặc ủ men làm rượu. Gỗ lê là một loại gỗ tốt, được dùng làm đồ nội thất, chạm khắc... Lê là một hình ảnh mang tính ước lệ thường gặp trong ca dao tục ngữ, tượng trưng cho người con trai hoặc con gái.
-
- Tú Lệ
- Địa danh nay là xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Tú Lệ nằm sát đèo Khau Phạ, nổi tiếng với thung lũng trồng lúa và đặc sản nếp Tú Lệ.
-
- Mường Lò
- Một địa danh nay thuộc địa phận thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Tại đây có cánh đồng Mường Lò, cánh đồng lớn thứ hai của miền núi Tây Bắc (sau Mường Thanh).
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Cái rìu
- Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Săng lẻ
- Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.
-
- Kiền kiền
- Còn gọi là tử mộc, mộc vương, một loại cây có nhiều ở các vùng đồi núi Trung Bộ và Tây Nguyên, chất gỗ cứng bền, lâu hỏng, xưa được dùng làm áo quan chôn sâu dưới đất hàng trăm năm không hư. Kiền kiền có ba loại: cây thớ trắng gọi là tử, thớ đỏ gọi là thu, thớ vàng gọi là ỷ. Lá cây kiền kiền dùng làm thuốc trị các chứng bệnh lở loét.
-
- Thì la, thì lảy
- Từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.
-
- Ngồi lê
- Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
-
- Dựa cột
- Ngồi dựa vào cây cột để nghỉ ngơi.
-
- Láu táu
- Hấp tấp, lanh chanh.
-
- Phong Lệ
- Tên một làng cổ, có tên gốc là xứ Đà Ly, sau chia làm hai làng là Phong Bắc nay thuộc phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, và Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Làng Phong Lệ có lễ rước Mục Đồng truyền thống để cầu cho lúa tốt, được mùa. Tại đây cũng có di tích khảo cổ Phong Lệ, di tích Chăm tiêu biểu nhất của thành phố.
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Xà lan
- Cũng viết là sà lan, từ tiếng Pháp chaland, phương tiện vận tải đường thủy có đáy bằng, thường được dùng ở sông, kênh đào và bến cảng.
-
- Xúp lê
- Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
-
- Ghế
- Độn (cho khoai, sắn, bắp... vào nồi cơm, thường là để tiết kiệm gạo).
-
- Khoai chói
- Một loại khoai trước đây được trồng nhiều ở các vùng quê Quảng Nam.
-
- Ráng
- Cố gắng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Cẩm Lệ
- Tên một làng cổ từ thế kỉ 16, nay thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, nổi tiếng với "đặc sản" thuốc lá Cẩm Lệ.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Chợ Bến Thành
- Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.
-
- Xe lửa Sài Gòn
- Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.
-
- Bạch Đằng
- Một đòng sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình, chảy theo ranh giới hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng, đổ ra biển bằng cửa Nam Triệu, vịnh Hạ Long. Bạch Đằng (nghĩa là "sóng trắng" vì sông thường có sóng bạc đầu) còn có tên gọi là sông Rừng, là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Sông Bạch Đằng nổi tiếng với những trận thủy chiến lừng lẫy chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, như trận Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo thắng Nguyên-Mông...
-
- Ba lần giặc tan
- Ba chiến thắng lớn diễn ra trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán (năm 938), Lê Hoàn đánh thắng quân Tống (năm 981), Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Nguyên (năm 1288).
-
- Lê Thái Tổ
- Tên húy là Lê Lợi, sinh năm 1385, mất năm 1433, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, sáng lập nhà Hậu Lê. Ông được đánh giá là một vị vua vĩ đại và là anh hùng giải phóng dân tộc trong lịch sử nước ta. Đương thời ông tự xưng là Bình Định vương.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Đại trụ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Đại trụ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chánh tế
- Người phụ trách tế lễ trong các lễ nghi ngày trước.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Hương án
- Bàn thờ, thường để bát hương và các vật thờ cúng khác.
-
- Lễ khai niên
- Lễ cúng đầu năm mới để cầu may mắn, phát đạt.
-
- Ông gia
- Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Trùm
- Người đứng đầu một phường hội thời xưa.
-
- Xoàn
- Kim cương (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Lỗ
- Trổ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngụy
- Lạ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tề
- Kìa (phương ngữ miền Trung).