Những bài ca dao - tục ngữ về "cái rìu":

Chú thích

  1. Cuội
    Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
  2. Cái rìu
    Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.

    Cái rìu.

    Cái rìu.

  3. Rựa
    Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.

    Cái rựa

    Cái rựa

  4. Săng lẻ
    Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.

    Rừng săng lẻ

    Rừng săng lẻ

  5. Kiền kiền
    Còn gọi là tử mộc, mộc vương, một loại cây có nhiều ở các vùng đồi núi Trung Bộ và Tây Nguyên, chất gỗ cứng bền, lâu hỏng, xưa được dùng làm áo quan chôn sâu dưới đất hàng trăm năm không hư. Kiền kiền có ba loại: cây thớ trắng gọi là tử, thớ đỏ gọi là thu, thớ vàng gọi là . Lá cây kiền kiền dùng làm thuốc trị các chứng bệnh lở loét.

    Cây kiền kiền được chạm khắc trên Anh đỉnh (một trong Cửu đỉnh)

    Cây kiền kiền được chạm khắc trên Anh đỉnh (một trong Cửu đỉnh)

  6. Lụy
    Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
  7. Chìu
    Chiều (cách phát âm một số vùng Trung và Nam Bộ).