Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Ăn không nên đọi, nói không nên lời
-
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
-
Rước voi giày mả tổ
-
Năm tao bảy tuyết
Dị bản
Năm lần bảy lượt
-
Ướt như chuột lột
-
Tứ cố vô thân
-
Trộm cắp như rươi
-
Tiền trảm hậu tấu
-
Bán trời không văn tự
Dị bản
-
Giậu đổ bìm leo
-
Cốc mò cò xơi
-
Biết thì thưa thốt
Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe -
Uống nước sông, nhớ mạch suối
Uống nước sông, nhớ mạch suối
-
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn
-
Giàu chủ kho, no đầu bếp, chóng chết quản voi
-
Cha mẹ nói oan
Cha mẹ nói oan
Quan nói hiếp
Chồng có nghiệp nói thừa -
Của rề rề, không bằng một nghề trong tay
Của rề rề, không bằng một nghề trong tay
Dị bản
Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.
-
Làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng
Làm thầy nuôi vợ
Làm thợ nuôi miệng -
Sớm rửa cưa
Chú thích
-
- Xổi
- Cách muối (dưa, cà) nhanh, làm ăn ngay trong ngày.
-
- Thì
- Thời, lúc.
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Vòi rồng
- Hiện tượng cột nước xoáy bốc lên từ biển, dân gian còn gọi là rồng cuốn.
-
- Giày
- Giẫm đi giẫm lại nhiều lần cho nát ra.
-
- Mả tổ
- Mồ mả tổ tiên.
-
- Tao
- Lần, lượt, phen.
-
- Tuyết
- Cũng ghi là "tiết." Từ này vốn không có nghĩa, được sử dụng làm đối âm với "tao" trong cấu trúc thành ngữ.
-
- Theo nhiều ý kiến, nguyên bản của thành ngữ “ướt như chuột lột” phải là “ướt như chuột lụt” để chỉ tình trạng thảm hại, ngoi ngóp của chuột vào mùa mưa lụt, nước ngập trắng đồng. Vần "uột" và "ụt" đặt kế tiếp nhau khó phát âm, nên dân gian đọc trại thành "ột". Hơn nữa, trong thành ngữ, nghĩa toàn phần có thể được nhận biết nhờ vào phần đứng đầu là ướt và người bản ngữ thấy có thể thoả mãn điều mình nói, mình nghe.
-
- Tứ cố vô thân
- Cô độc, bốn phương không có ai là người thân thích (chữ Hán).
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Tiền trảm hậu tấu
- Chém trước tâu sau (tiền 前: trước; trảm 斬: chém; hậu 後: sau; tấu 奏: tâu, thưa trình). Trong thời phong kiến, đôi khi vua trao cho cận thần quyền tiền trảm hậu tấu, tức là có thể chém người có tội trước rồi mới về tâu trình lại với vua.
-
- Văn tự
- Văn bản, giấy tờ.
-
- Thiên Lôi
- Vị thần có nhiệm vụ làm ra sấm sét theo tưởng tượng của người xưa. Thiên Lôi thường được khắc họa là một vị thần tính tình nóng nảy, mặt mũi đen đúa dữ tợn, tay cầm lưỡi búa (gọi là lưỡi tầm sét). Trong văn hóa Việt Nam, Thiên Lôi còn được gọi là ông Sấm, thần Sấm, hoặc thần Sét.
-
- Giậu
- Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.
-
- Cốc
- Loài chim lội nước thuộc họ Bồ nông, thức ăn là các loại động vật thủy hải sản nhỏ
-
- Quản voi
- Còn gọi là quản tượng, người lo việc coi sóc và huấn luyện voi.