Chi tiết chú thích "Cầu Đông"

Cầu Đông

  1. Cầu Đông
    Một phố cổ của Hà Nội, một trong những khu vực sầm uất nhất của Thăng Long - Hà Nội xưa, tương ứng với phố Hàng Đường ngày nay. Thời xưa, sông Tô Lịch chảy ngang Hà Nội từ sông Hồng, có cây cầu đá bắc qua sông (ở vị trí ngã tư Hàng Đường - Ngõ Gạch ngày nay) gọi là cầu Đông, người dân họp chợ ngay đầu cầu, gọi là chợ Cầu Đông hay chợ Chùa. Đoạn sông này bị lấp hoàn toàn vào năm 1889, cầu cũng không còn, và người Pháp giải tỏa chợ Cầu Đông và chợ Bạch Mã (họp quanh đền Bạch Mã), dời các hàng quán vào Đồng Xuân. Phố Cầu Đông nằm bên cạnh chợ Đồng Xuân ngày nay là một phố mới, đặt tên để kỉ niệm phố Cầu Đông cũ.

    Lọ là oanh yến hẹn hò,
    Cầu Đông sẵn lối cầu Ô đó mà.
    (Bích câu kì ngộ - Vũ Khắc Trân)

Bình luận

Đóng góp phiên bản tốt hơn

Nếu chú thích này chưa hoàn chỉnh hoặc có sai sót, bạn hãy dành chút thời gian đóng góp cho Ca dao Mẹ một phiên bản tốt hơn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.

Nếu có thể được, bạn hãy cho Ca dao Mẹ biết nguồn của chú thích (tựa sách, tác giả, địa chỉ trang web, kinh nghiệm cá nhân...).
Nếu bạn có file hình ảnh để minh họa cho chú thích này, hãy gửi cho Ca dao Mẹ. Bạn có thể gửi cùng lúc tối đa 5 hình, dung lượng mỗi hình không vượt quá 5MB.