Chi tiết chú thích "Nghèo rớt mùng tơi"

Nghèo rớt mùng tơi

  1. Nghèo rớt mùng tơi
    Có hai cách hiểu về câu này. Theo cách phổ biến, mùng (mồng) tơi ở đây chỉ loại dây leo quấn, mập và nhớt, lá dày hình tim, lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường.

    Rau mùng tơi

    Rau mùng tơi

    Khi nấu canh mùng tơi, lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.

    Theo cách giải thích thứ hai, mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất) - loại áo khoác dùng để che mưa nắng, thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau, rất quen thuộc trong các gia đình nông dân Việt Nam trước đây. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi chứng tỏ rất nghèo.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

    Những nội dung có dùng chú thích này:

    Nghèo rớt mùng tơi

Bình luận

Đóng góp phiên bản tốt hơn

Nếu chú thích này chưa hoàn chỉnh hoặc có sai sót, bạn hãy dành chút thời gian đóng góp cho Ca dao Mẹ một phiên bản tốt hơn. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.

Nếu có thể được, bạn hãy cho Ca dao Mẹ biết nguồn của chú thích (tựa sách, tác giả, địa chỉ trang web, kinh nghiệm cá nhân...).
Nếu bạn có file hình ảnh để minh họa cho chú thích này, hãy gửi cho Ca dao Mẹ. Bạn có thể gửi cùng lúc tối đa 5 hình, dung lượng mỗi hình không vượt quá 5MB.