Tốt danh hơn lành áo
Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Con vua, vua dấu, con chúa, chúa yêu
Con vua, vua dấu, con chúa, chúa yêu
-
Con lên ba cả nhà học nói
Con lên ba cả nhà học nói
-
Con chẳng chê cha mẹ khó
Con chẳng chê cha mẹ khó
Chó không chê chủ nhà nghèo -
Một con so lo bằng mười con rạ
-
Trẻ cậy cha già cậy con
Trẻ cậy cha già cậy con
-
Cha truyền con nối
Cha truyền con nối
-
Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận
-
Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
-
Kiến hổ, khổ ba năm
-
Hùm dữ cũng không ăn thịt con
Hùm dữ cũng không ăn thịt con
-
Ăn như hùm đổ đó
-
Rừng già nhiều voi, rừng còi nhiều cọp
-
Cây gạo có ma, cây đa có thần
Dị bản
-
Đi với Phật mặc áo cà sa
-
Làm hàng săng, chết bó chiếu
-
Rắn già rắn lột
-
Giận gần chết ngày tết cũng thôi.
Giận gần chết ngày tết cũng thôi.
-
Một lời nói, quan tiền thúng thóc
-
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa
Tiếng lành tiếng dữ đồn ba ngày đườngDị bản
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường
Chú thích
-
- Con so
- Con đầu lòng.
-
- Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
- Chó sợ đất, cọp sợ đá. Theo nhà văn Đoàn Giỏi trong cuốn Những con vật trên rừng dưới biển: Đi trong rừng sợ hổ thì cầm hai hòn đá đánh nhau canh cách, cũng như gặp chó thì ngồi thụp xuống đất, chó sợ nhặt đất đá ném. Hổ nghe đá đánh nhau canh cách không biết tiếng gì sẽ lủi đi.
-
- Kiến
- Gặp, trông thấy (từ Hán Việt).
Nhớ câu "kiến ngãi bất vi"
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Ăn như hùm đổ đó
- Về câu thành ngữ này, trong cuốn Các con vật trên rừng dưới biển, nhà văn Đoàn Giỏi giải thích như sau: "Những khi chẳng bắt được mồi, bị cơn đói thúc bách, mà gặp chiếc đó của người đặt bắt tôm, tép ở các bờ suối, bờ sông thì hổ cũng không bao giờ từ chối. Nó lẹ làng dùng hai chân trước bưng lên, ngửa cổ há họng, đổ cả chiếc đó đầy tôm, tép vào miệng và liếm mép cái xong, chuồn ngay."
-
- Rừng còi
- Rừng thưa.
-
- Gạo
- Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Áo cà sa
- Phiên âm từ tiếng Phạn: 袈裟 (ca-sa), là một loại áo dài mặc ngoài của những người theo đạo Phật.
-
- Hàng săng
- Nghề đóng quan tài.
-
- Làm hàng săng, chết bó chiếu
- Không được sử dụng sản phẩm mà mình làm ra để kiếm sống. Xem chú thích hàng săng.
-
- Săng
- Quan tài.
-
- Dùi đục cẳng tay
- Thành ngữ, chỉ sự đối xử phũ phàng.