Thành ngữ / Tục ngữ
-
-
Đống thóc nhà đừng để cho gà người bới
Đống thóc nhà đừng để cho gà người bới
-
Đồng tiền cận, nhân nghĩa kiệt
-
Đồng nghiệp tương cừu
-
Đồng bệnh tương lân
-
Đông tay núi lăn, đông ăn núi lở
Đông tay núi lăn
Đông ăn núi lở. -
Đỏ như vông đông như tiết
Dị bản
Đỏ như hoa vông
Đông như miếng tiết
-
Đói chớ ăn thóc giống, túng chớ bán lợn mẹ
Đói chớ ăn thóc giống
Túng chớ bán lợn mẹ -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Đĩ thõa được tha, sư già phải tội
Đĩ thõa được tha, sư già phải tội
-
Sống làm trai Bát Tràng
Dị bản
-
Con voi, voi dấu, con châu chấu, châu chấu yêu
-
Dễ mình dễ ta, khó mình khó ta
Dễ mình dễ ta
Khó mình khó ta
-
Sóng sau xô sóng trước
Sóng sau xô sóng trước
-
Kiếm củi ba năm, đốt một ngày
Kiếm củi ba năm, đốt một ngày
-
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
Trống đánh xuôi,
Kèn thổi ngược -
Hết nạc vạc đến xương
Hết nạc vạc đến xương
-
Đánh ghen gái góa, cắm nêu ruộng chùa
-
Thằng sáng đi hỏi thằng mù
Thằng sáng đi hỏi thằng mù
-
Con có cha có mẹ đẻ
Con có cha có mẹ đẻ
Không ai ở lỗ nẻ mà lên -
Một mẹ nuôi chín mười con
Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹDị bản
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
Chú thích
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Đồng tiền lận, nhân nghĩa kiệt
- Lừa gạt nhau về tiền bạc, của cải thì nhân nghĩa cũng chẳng còn.
-
- Đồng nghiệp tương cừu
- Làm cùng nghề thì hay thù địch, đố kỵ lẫn nhau.
-
- Đồng bệnh tương lân
- Cùng chung cảnh ngộ nên dễ thông cảm, đồng tình với nhau.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Bát Tràng
- Tên một ngôi làng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, nổi tiếng với truyền thống làm gốm sứ.
-
- Thành hoàng
- Cũng gọi là thần hoàng, vị thần được thờ trong các đình làng ở nước ta, được cho là người phù hộ, giúp đỡ cho làng đó. Thành hoàng có gốc từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành. Theo sách Việt Nam phong tục, mỗi làng phụng sự một vị Thành hoàng; có làng thờ hai ba vị, có làng thờ năm bảy vị, gọi chung là Phúc Thần. Phúc Thần có ba hạng: Thượng Đẳng Thần, Trung Đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần.
-
- Kiêu Kỵ
- Tên một làng xưa thuộc phủ Gia Lâm, Hà Nội, nay là một xã thuộc huyện Gia Lâm. Làng rất giàu có, dân chúng ngoài việc nông trang còn có nghề làm vàng quỳ và mổ trâu bò. Theo nhà nghiên cứu Toan Ánh: [...] làng giàu có, nên đình chùa làng rất khang trang.
-
- Về câu này, có cách giải thích như sau: Xã Bát Tràng ở trên bờ sông Nhị Hà, chuyên nghề làm gạch và đồ gốm, ngày xưa có tên là phường Bạch Thổ. Là dân phường công nghệ rất phồn thịnh nên trai Bát Tràng làm ăn nhàn nhã với đời sống sung túc. Tuy vậy xã này và vài xã khác quanh vùng không có đất canh tác và đất hoang. Trái lại xã Kiêu Kỵ có đất hoang rộng bát ngát tới ranh giới tỉnh Hưng Yên và bờ sông Nhị Hà. Vì vậy khi những xã kia có người từ trần, phải mai táng nhờ đất Kiêu Kỵ.
-
- Châu chấu
- Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.
-
- Cắm nêu ruộng
- Cắm cây nêu để báo cho mọi người biết là ruộng đang bị tranh chấp hay bị thiếu thuế, không ai được mua lúa, gặt hái.