Về nhà rác nhảy tới tai
Có con heo nái nằm dài thở ra
Ngẫu nhiên
-
-
Cầu Mông bước tới Cầu Châu
-
Nhởn nhơ cô gái cửa Đông
-
Đi chợ phải thói ăn hàng
Dị bản
-
Đường đi hay tối, nói dối hay cùng
Đường đi hay tối,
Nói dối hay cùng -
Mỗi năm, mỗi tuổi, mỗi già
-
Kìa ai lào lạo ngoài da
-
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi
Bộ chi bộ xấu, bộ tồi
Đã ăn hối lộ, còn đòi vú nonDị bản
Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình
Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi
-
Kể từ mộ lính đi Tây
-
Không có lửa sao có khói
Không có lửa sao có khói.
-
Trai làng ở góa còn đông
– Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư
– Ngụ cư có thóc cho vay
Có lụa bán đầy em lấy ngụ cưDị bản
-
Con gái kẻ Điền
-
Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối
Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối
-
Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
-
Khổ thay cái kiếp tôi đòi
-
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Mê anh chẳng bởi túi tiền
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng -
Anh than vợ anh chưa có
Anh than vợ anh chưa có
Em bước vô nhà thấy ai nằm đó?
Bớ anh chung tình,
Em thương anh để dạ, sợ anh bạc tình bỏ ai -
Đen đen là con quạ, bạc bạc là con cò
-
Lòi trĩ mới rịt lá vông
Dị bản
Bần cùng bất đắc dĩ, có lòi trĩ mới phải rịt lá vông
-
Ăn đều tiêu sòng
Chú thích
-
- Cầu Mông
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Mông, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cầu Châu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Châu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cầu Sỹ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Sỹ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Cầu Dừa
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cầu Dừa, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Cửa Đông
- Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Lào lạo
- Sáng sủa.
-
- Bộ Hộ
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Hộ tùy theo triều đại mà giữ các việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát, bổng lộc, đồ cống nạp, thuế khoá, muối và sắt, chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải nhà nước. Đứng đầu bộ Hộ là Thượng thư bộ Hộ.
-
- Bộ Hình
- Một trong sáu cơ quan hành chính thời phong kiến (lục bộ) tương đương với cấp bộ ngày nay. Bộ Hình giữ việc luật lệnh, hình phạt án tù, ngục tụng và xét xử người phạm tội ngũ hình. Đứng đầu bộ Hình là Thượng thư bộ Hình.
-
- Mộ
- Tuyển.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ngụ cư
- (Người) từ nơi khác đến và sinh sống ở nơi không phải là quê hương của mình.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bố Điền
- Cũng gọi là kẻ Điền, một làng nay thuộc xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Quảng Cư
- Xưa là Quảng A, cũng gọi là kẻ Quảng, một làng nay thuộc xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
- Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
- Vận trời, việc người, cả hai cùng thôi thúc. Câu này có lẽ trích từ một bài thơ của Lương Khải Siêu:
Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
Đề quých niên hoa mỗi tự nghi
Đa thiểu tráng hoài thù vị liễu
Hưu thiêm di hận đáo nga miTùng Vân Nguyễn Đôn Phục dịch :
Việc người ngày tạo giục nhau đi,
Tiếng quých kêu xuân đã chắc gì.
Nợ nước nợ non vay chửa trả,
Nợ tình thêm vướng bạn nga mi
-
- Đầu chày đít thớt
- Chỉ những người địa vị thấp kém, khổ cực, chịu nhiều chèn ép.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Ông lão
- Cũng gọi là ông già, phù lão, đang sen, tên chữ Hán là thốc thu, một giống chim lớn thường sinh sống nhiều ở chỗ đầm hồ rộng, vùng nước có nhiều cây ngập lúp xúp ở Nam Bộ. Chim có hình dạng giống nhưng lớn hơn chim hạc, sắc xanh biếc, cổ dài, mắt đỏ, đầu trọc không có lông, mỏ dẹp và thẳng, dài hơn một thước, đầu luôn trụi lông trông như ông già, lại trông giống như hình cái đầu gậy của ông già, nên có tên như vậy. Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, nhà vua cho chạm hình tượng chim ông già vào Huyền đỉnh.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Ăn đều tiêu sòng
- Ăn, tiêu (nhất là ăn chung, làm chung) công bằng, sòng phẳng, rành mạch.