Những bài ca dao - tục ngữ về "bệnh tật":
-
-
Chẳng chữa thì sống, chữa thì kèn trống ra đồng
Chẳng chữa thì sống, chữa thì kèn trống ra đồng
-
Bần cùng bất đắc dĩ
-
Con trai sưng dái, con gái sa đì
-
Từ gót chí đầu đau đâu khổ đấy
-
Đom ăn ra, tim la ăn vào
Dị bản
Đóm cháy ăn ra, tim la ăn vào
-
Trong mình ghẻ lở đầy người
Trong mình ghẻ lở đầy người
Mà cầm liều thuốc chữa đời tiêm la -
Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm
-
Huỳnh liên huỳnh bá huỳnh cầm
Dị bản
Huỳnh liên, huỳnh bá, huỳnh cầm
Ba huỳnh hiệp lại thì khiêng ra đồng
-
Chưa khỏi rên đã quên thầy
Chưa khỏi rên đã quên thầy
-
Chưa ăn bánh tết Đoan Dương
-
Y thuật nắm chắc trong tay
Y thuật nắm chắc trong tay
Sẽ ngăn được bệnh sau này phát sinh -
Về già bệnh tật yếu đau
Về già bệnh tật yếu đau
Do hồi còn trẻ bắt đầu gây nên -
Sốt rét mặt bủng da chì
Sốt rét mặt bủng da chì
Những người nghiện ngập môi thì thâm đen -
Người bệnh sợ bụng trướng
Người bệnh sợ bụng trướng
Trộm cướp sợ chiếu tướng -
Người bệnh chẳng chịu kiêng mồm
Người bệnh chẳng chịu kiêng mồm
Làm cho thầy thuốc chạy chồn cả chân -
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu bằng một liều thuốc bổ
Một cái rắm bằng một nắm thuốc tiêu, bằng một liều thuốc bổ
-
Lương y không trổ được tài
Lương y không trổ được tài
Trăm vị thuốc tốt cũng hoài uổng thôi -
Khỏi bệnh trong người được yên
Khỏi bệnh trong người được yên
Trả hết công nợ khỏi phiền đến tâm -
Kiêu căng cậy khỏe chết nhanh
Kiêu căng cậy khỏe chết nhanh
Cảnh giác với bệnh lại thành sống lâu
Chú thích
-
- Phước chủ may thầy
- Bệnh chịu thuốc mà khỏi, thầy nhờ đó được tiếng tốt, thế là cả hai cùng may phước vậy.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Sa đì
- Tên gọi dân gian của bệnh trĩ.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Lòi dom
- Cũng nói là lòi đom, gọi tắt là dom hoặc đom, cách gọi dân gian của bệnh trĩ.
-
- Tim la
- Tên gọi cũ của bệnh giang mai. Có nơi ghi tiêm la.
-
- Đom ăn ra, tim la ăn vào
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: [Đom] phát triển theo chiều hướng “ăn ra”, tức ngày càng lòi (lồi) ra ngoài hậu môn. Còn bệnh “tim la” [...] lại xâm nhập (chủ yếu qua đường tình dục, đường máu…) rồi ăn sâu vào lục phủ ngũ tạng, không nhìn thấy được.
-
- Huỳnh liên
- Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.
-
- Gáo vàng
- Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.
-
- Hoàng cầm
- Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đoan Ngọ
- Còn gọi là tết giết sâu bọ, tết đoan dương, đoan ngũ, tổ chức ngày năm tháng năm âm lịch, là ngày tết truyền thống ở ta cũng như Trung Quốc và Triều Tiên. Truyền thuyết về ngày tết này ở mỗi nước đều khác nhau. Trong ngày này, dân ta thường uống rượu nếp hay ăn cơm rượu, bánh tro và các loại trái cây để cho sâu bọ trong người say và chết.