Nước giữa dòng khi trong, khi đục
Người ở đời khi nhục khi vinh
Anh thấy em ít nói hiền lành
Anh mừng thầm trong bụng, muốn chung tình với em
Tìm kiếm "mùng bốn"
-
-
Từ ngày gặp gỡ giữa đường
Từ ngày gặp gỡ giữa đường
Những lời bạn nói nhớ thương vô chừng
Tưởng là thành cơm thành cháo, tôi bỏ bụng mừng
Hay đâu cá bể chim rừng vội bay -
Đừng có chêm nước mắm ớt
-
Ngó lên trời, trời đà về tối
-
Vè nói ngược
-
Anh quen em từ thuở đón bò
Anh quen em từ thuở đón bò
Bẻ cây, góp lá tại gò bên sông
Ngày nay em đã có chồng
Mời anh uống chén rượu nồng mừng em -
Này đây chính gạo tám xoan
-
Da em mát lạnh miệng em tròn
-
Tay anh cầm gói mứt, tay anh xách bình tích trà
-
Vè con chuột
-
Ra đi cầm quạt che trăng
-
Thân anh tỉ như cánh buồm treo trước gió
-
Nhất hào
-
Đường vô xứ Huế quanh quanh
-
Chim chuyền bụi ớt líu lo
-
Chúng anh xưa cũng kiếp học trò
-
Túi vóc mà thêu chỉ hồng
-
Mồng năm chợ Ó
Mồng năm chợ Ó
Quan họ dồn về
Hội vui lắm lắm
Chưa kịp đi tắm
Chưa kịp gội đầu
Trầu chửa kịp têm
Cau chưa kịp bổ
Miếng lành, miếng sổ
Miếng lại quên vôi
Người có yêu tôi
Thì người cầm lấy
Các anh đứng đấy
Thầy mẹ đứng đâu?
Mời lại xơi trầu
Mừng cho dâu mới
Mặt trời đã tối
Đám hội đã tàn
Ai có hồng nhan
Mang ra chơi hội
Dưới sông múa rối
Trên bãi trồng vừng
Một đấu, một thưng
Bằng nhau như tiện
Như tiện như tề
Kẻo thế gian chê
Chồng cao vợ thấp! -
Sáu cô đi chợ một xuồng
Sáu cô đi chợ một xuồng
Tôi chèo theo chính giữa sợ mích lòng sáu cô
Phải chi tôi có lúa bồ
Tôi xin cưới hết sáu cô một lần
Cô hai mua tảo bán tần
Cô ba sắc thuốc dưỡng thân mẹ già
Cô tư nấu nước pha trà
Cô năm coi cửa coi nhà ngoài trong
Cô sáu trải chiếu, giăng mùng
Cô bảy san sẻ tình chung với mình
Phải chi cả sáu cô thuận tình
Trai năm thê bảy thiếp, vợ mình đông vuiDị bản
Lang thang một dãy sáu cô
Cưới cô chính giữa mích lòng năm cô
Phải chi tôi có lúa bồ
Tôi ra tôi cưới sáu cô một lần
Cô hai mua tảo bán tần
Cô ba xách nước dưỡng nuôi mẹ già
Cô tư dọn dẹp trong nhà
Cô năm phân nước pha trà uống chung
Cô sáu trải chiếu giăng mùng
Cô bảy là nghĩa tình chung với mình
Cô bảy phân hết sự tình
Trai năm thê bảy thiếp vợ của mình rất đôngAi bì anh có tiền bồ
Anh đi anh lấy sáu cô một lần
Cô hai buôn tảo bán tần
Cô ba đòi nợ chỗ gần chỗ xa
Cô tư dọn dẹp trong nhà
Cô năm sắc thuốc, mẹ già cô trông
Cô sáu trải chiếu giăng mùng
Một mình cô bảy nằm chung với chồng.
-
Đêm khuya năm vợ ngồi hầu
Đêm khuya năm vợ ngồi hầu,
Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi.
Vợ hai trải chiếu chàng ngồi,
Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong.
Vợ tư sửa soạn giăng mùng,
Vợ năm dưới bếp trong lòng xót xa.
Chè thưng, cháo đậu bưng ra,
Chàng xơi một bát kẻo mà hết gân.Dị bản
Chú thích
-
- Nghinh tân yếm cựu
- Đón mới, bỏ cũ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Bửa củi
- Bổ củi, chẻ củi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Nước lớn
- Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Thiềng
- Thành (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Kiên
- Bền, chắc, làm cho bền chắc.
-
- Yến ẩm
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Khanh tướng
- Khanh và tướng, hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Bình tích
- Tên gọi ở một số vùng miền Trung và miền Nam của bình thủy, một đồ vật đựng nước và giữ nhiệt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đuột
- Thẳng cứng.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mồ
- Nào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Truông nhà Hồ
- Một địa danh nằm giữa xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Từ nhà Hồ ngày xưa dùng chỉ đất của người Hồ (tức Chiêm Thành cũ). Theo Giáo sư Tôn Thất Bình, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian miền Trung Việt Nam, thì xưa kia đây là một vùng đất rộng bạt ngàn, cây cối um tùm, là sào huyệt của một băng cướp rất nguy hiểm, ai đi qua cũng thường bị chúng bắt bớ, giết chóc.
Sau này truông Nhà Hồ còn là nơi trú ngụ của các nghĩa sĩ Cần Vương đi theo vua Hàm Nghi và quan đại thần Tôn Thất Thuyết chống thực dân Pháp.
-
- Phá Tam Giang
- Tên một cái phá nay thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm.
Ngày nay phá Tam Giang là một hệ sinh thái rộng 52 km², cung cấp hàng nghìn tấn hải sản hàng năm, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng của Huế.
-
- Nguyễn Khoa Đăng
- (1691 - 1725) Một đại thần thời Chúa Minh (Nguyễn Phúc Chu). Ông là người thông minh mưu lược, cương trực thẳng thắn, có tài xử kiện, làm quan đến chức Nội Tán kiêm Án Sát Sứ, nên nhân dân gọi ông là quan Nội Tán. Tương truyền ông có công dẹp yên giặc cướp ở truông Nhà Hồ và trừ sóng dữ ở phá Tam Giang.
-
- Quan san
- Cửa ải (quan) và núi non (san), cũng nói là quan sơn (từ Hán Việt). Trong văn chương, quan san thường được dùng để chỉ đường sá xa xôi, cách trở.
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
(Truyện Kiều)
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Xuân Ổ
- Tên Nôm là làng Ó, một làng nay là hai thôn Xuân Ổ A và Xuân Ổ B thuộc phường Bắc Cường, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, xưa thuộc tổng Khắc Niệm, huyện Tiên Du. Hằng năm vào mồng 5 Tết, làng mở hội thờ cúng Thành hoàng và hát quan họ. Chợ làng trước đây gọi là chợ Ó, nay không còn. Trước ngày vào đám, chập tối ngày mùng 4, làng nhóm họp chợ phiên. Phiên chợ Ó vừa tan, nhiều quán trầu của các cụ bà mọc lên, theo đó ''liền anh, liền chị'' mời nhau vào ngồi xơi trầu, rồi bắt đầu cuộc hát (xem thêm).
-
- Quan họ
- Lối hát dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung ở vùng văn hóa Kinh Bắc, tức tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Quan họ được chia làm hai loại: Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe, đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ, không có nhạc đệm và chủ yếu là hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội ở các làng quê. Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ," có nhiều hình thức biểu diễn phong phú hơn, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa, được biểu diễn trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội...
Năm 2009, cùng đợt với ca trù, quan họ được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Giã bạn - Người ơi người ở đừng về - Đến hẹn lại lên (Quan họ Bắc Ninh)
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Thưng
- Đồ đo lường, bằng một phần mười cái đấu ("thưng" do chữ "thăng" 升 đọc trạnh ra).
-
- Tiện
- Gọt vòng quanh cho đứt hoặc tạo thành khía.
-
- Tề
- Cắt bớt.
-
- Xuồng
- Thuyền nhỏ không có mái che (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Tảo tần
- Cũng như tần tảo, chỉ người phụ nữ khéo thu vén công việc trong nhà. Tần 苹 là bèo, tảo 藻 là rong, hai thứ rau cỏ mọc dưới nước, người Trung Hoa cổ dùng vào việc cúng tế. Thơ "Thái tần" trong Kinh Thi ca ngợi người vợ biết chu toàn việc cúng tế tổ tiên, viết: "Vu dĩ thái tần, nam giản chi tân. Vu dĩ thái tảo, vu bỉ hành lạo" (Hái bèo ở đâu, bên bờ khe nam. Hái rong ở đâu, bên lạch nước kia). "Tảo tần" còn chỉ sự vất vả cực khổ.
-
- Chè thưng
- Một món chè thập cẩm phổ biến ở miền Nam. Tùy ý thích người nấu, các loại đậu hay khoai trong món chè thưng có thể thay đổi, nhưng các nguyên liệu được xem cố định là bột báng, rong biển, lá dứa và nước cốt dừa.
-
- Công lênh
- Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).