Những bài ca dao - tục ngữ về "heo":

Chú thích

  1. Chà Và
    Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
  2. Thạch đen
    Còn gọi là sương sáo hay xưng xáo, một loại cây thân thảo, lá mọc đối, nguyên, dày, mép có răng cưa. Thân cây và lá cây được chế biến thành thạch sương sa, một món ăn rất phổ biến và được ưa chuộng trong mùa hè. Cái tên sương sáo là đọc trại từ chữ xiên xáo, cách phát âm chữ tiên thảo (cỏ tiên) của người Triều Châu.

    Cây sương sáo

    Cây sương sáo

    Thạch sương sáo

    Thạch sương sáo

  3. Sương sa
    Tên một loại thạch trắng được chế biến từ một số loại rong biển, tảo biển không độc. Sương sa hay được dùng chung với nước đường và nước cốt dừa để làm món giải khát, rất được ưa chuộng trong mùa hè.

    Sương sa cacao-dừa

    Sương sa cacao-dừa

  4. Trám
    Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  5. Cánh chỉ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cánh chỉ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  6. Thèo lèo
    Một loại kẹo được ăn kèm khi uống trà. Người Trung Quốc gọi các thứ kẹo dùng kèm khi uống trà là 茶料, âm Hán Việt là trà liệu. Người Việt Nam nghe Hoa kiều Triều Châu phát âm nghe như tề liếu/tề léo nên phiên thành thèo lèo.

    Kẹo thèo lèo

    Kẹo thèo lèo

  7. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  8. Bửa củi
    Bổ củi, chẻ củi (phương ngữ Trung Bộ).
  9. Nước ròng
    Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
  10. Nước lớn
    Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.