Những bài ca dao - tục ngữ về "tàu":

  • Ba mươi tết, tết lại ba mươi

    Ba mươi tết, tết lại ba mươi
    Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách
    Một tay cầm cái dù rách
    Một tay xách cái chăn bông
    Em đứng bờ sông
    Em trông sang bên nước người
    – Hỡi chú chiệc ơi là chú chiệc ơi!
    Một tay em cầm quan tiền
    Một tay em xách thằng bù nhìn em ném xuống sông
    Quan tiền nặng thì quan tiền chìm
    Bù nhìn nhẹ thì bù nhìn nổi
    Ối ai ơi! Của nặng hơn người!

  • Bước lên cầu cầu oằn cầu oại

    Bước lên cầu, cầu oằn cầu oại
    Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng
    Em ơi ở lại đừng phiền
    Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em

    Dị bản

    • Bước xuống cầu, cầu oằn cầu oại
      Bước xuống thuyền, thuyền chích thuyền nghiêng
      Cả tiếng kêu người nghĩa Phong Điền
      Người nghĩa ơi, duyên đây không kết, còn tìm nơi đâu?

    • Bước xuống cầu, cầu oằn cầu oại,
      Bước xuống đò, đò chếch, đò nghiêng.
      Cả tiếng kêu người nghĩa trên thuyền,
      Duyên đây không kết còn tìm nơi đâu?

    • Bước xuống đò, đò oằn đò oại,
      Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng.
      Anh thương em, em bóp bụng đừng phiền,
      Ðợi xong mùa lúa, anh kiếm tiền cưới em.

    • Bước lên cầu, cầu quằn cầu quại
      Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng
      Vịn vai cô Bảy đừng phiền
      Tui về xứ biển tui kiếm tiền qua cưới em

    • Bước xuống cầu, cầu oằn, cầu oại
      Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng,
      Em thương anh bóp bụng đừng phiền,
      Đợi anh về xứ kiếm tiền cưới em.

Chú thích

  1. Tàu
    Cách nhân dân ta gọi nước Trung Quốc hay người Trung Quốc (người Hoa), thường có ý khinh miệt. Theo học giả An Chi, chữ này có gốc từ tào 曹 (quan lại). Bác sĩ Trần Ngọc Ninh giảng là do chữ Tào là họ cuả Ngụy Tào Tháo. Lại có tên Ba Tàu, đến nay vẫn chưa thống nhất nguồn gốc của tên này.
  2. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  3. Phướn
    Cũng gọi là phiến hoặc phan, một loại cờ của nhà chùa, thường treo dọc, hình dải hẹp, phần cuối xẻ như đuôi cá.

    Phướn

    Phướn

  4. Bảo phướn
    Một loại phướn dùng trong các nghi lễ tôn giáo, chủ yếu của Phật Giáo, nhưng cũng được nhiều tôn giáo khác sử dụng.

    Bảo phướn

    Bảo phướn

  5. Có bản chép: "bóng phướn".
  6. An Nam
    Tên gọi của nước ta trong một số giai đoạn lịch sử. Tiêu biểu nhất có lẽ là dưới thời kì đô hộ của thực dân Pháp, khi nước ta bị chia thành ba kỳ.
  7. Thuyền thúng
    Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.

    Chèo thuyền thúng.

    Chèo thuyền thúng.

  8. Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
  9. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  10. Chệch
    Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
  11. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  12. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  13. Bửa củi
    Bổ củi, chẻ củi (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Nước ròng
    Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
  15. Nước lớn
    Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
  16. Chích
    Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
  17. Cả tiếng
    Lớn tiếng, nói lớn.
  18. Người nghĩa
    Người thương, người tình.
  19. Phong Điền
    Địa danh nay là một huyện của thành phố Cần Thơ.