Ai làm cho dượng mang cùm
Bởi chưng dượng dại chun mùng cháu dâu
Tìm kiếm "mùng bốn"
-
-
Anh về sương gió lạnh lùng
Anh về sương gió lạnh lùng
Ở đây chung gối chung mùng với em -
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Ai ơi chớ lấy chồng chung
Chồng chung hai vợ một mùng
Day qua con vợ nọ, chọc khùng con vợ kia -
Ghen chi ghen lạ ghen lùng
Ghen chi ghen lạ ghen lùng
Mèo đi bắt chuột đụng mùng cũng ghen -
Giặc Miên kéo đèo Lò Gò
-
Ra đi mẹ đã dặn rồi
Ra đi mẹ đã dặn rồi
Khi đi thì một về đôi mẹ mừng -
Đói thì ăn ráy ăn khoai
-
Gươm hay còn bởi đá mài
-
Đói lòng ăn trái khế chua
-
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Thấy em lịch sự lòng anh cũng mừng
Đêm trăng sáng chỉ có chừng
Đôi ta đã gặp thì đừng xa nhau -
Chưa mua thì nói rằng hèn
Chưa mua thì nói rằng hèn
Đến khi mua được vừa khen vừa mừng -
Cây xanh thời lá cũng xanh
-
Muốn ăn lúa tháng mười
Muốn ăn lúa tháng mười,
Trông trăng mùng tám tháng tư. -
Ngó lên trảng đế chòm tranh
-
Tay cầm cây viết liếc xem
-
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Tin độc lập truyền về các thôn xã
Một số bà con ta hối hả đón mừng
Riêng tôi, tôi dửng dừng dưng
Nỗi lo thì có, nỗi mừng thì không
Lo là lo nay mới thoát khỏi cùm gông giặc Pháp
Biết đâu mai kia lại bị xích xiềng
Của kẻ khác tròng vào, thì ra có khác chi nào
Tránh nơi nọc rắn lại lâm vào miệng hổ mang -
Cách nhau có một hàng song
Cách nhau có một hàng song
Để cho hai đứa long đong thế này
Muỗi nào lọt được mùng này
Mối nào đục được cổ chày kim cương -
Ngó lên bức sáo chín từng
-
Xuống lên lên xuống thăm chừng
Xuống lên, lên xuống thăm chừng
Thấy hoa tươi tốt cũng mừng cho hoa
Thấy hoa muốn bẻ muốn xin
Sợ e có kẻ giữ gìn gốc hoa -
Bấy lâu em ở ven rừng
Bấy lâu em ở ven rừng,
Chim kêu vượn hú nửa mừng nửa lo.
Chú thích
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Cao Miên
- Gọi tắt là Miên, phiên âm sang tiếng Việt của từ "Khmer," chỉ dân tộc Khơ Me. Cao Miên còn là cách người Việt gọi nước Campuchia, với cư dân chủ yếu là người Khơ Me.
-
- Lò Gò
- Một địa danh nằm gần biên giới Việt Nam - Campuchia, nay thuộc tỉnh Tây Ninh.
-
- Xiêm
- Tên gọi trước đây của nước Thái Lan, cũng gọi là Xiêm La.
-
- Chưng Đùng
- Hay Chân Đùng, một địa danh nay thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tên gọi Chưng Đùng được hình thành là do cách phát âm trại của miền Nam mà ra.
-
- Ráy
- Loài cây mọc ở bụi bờ ẩm thấp, thân mềm hình bẹ, lá hình tim, thân ngầm hình củ. Củ ráy có vỏ màu vàng nâu. Tài liệu cổ coi củ ráy là vị nhạt, tính hàn, độc nhiều, ăn vào gây ngứa miệng và họng.
-
- Đá mài
- Ngày xưa (và ở một số vùng nông thôn, miền núi bây giờ) nhân dân ta mài dao cho sắc bằng một hòn đá rất cứng gọi là đá mài. Trước và trong khi mài, người ta vuốt nước lên hòn đá ấy.
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Vuông tròn
- Toàn vẹn, tốt đẹp về mọi mặt.
-
- Trảng
- Vùng đất rộng, ít hoặc không có cây lớn (trảng cỏ, trảng tranh, trảng cát...).
-
- Đế
- Một loại cỏ mọc hoang lâu năm, thân có thể cao quá đầu người.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Tình nương
- Từ người con trai dùng để gọi người yêu trong văn chương cũ.
-
- Sáo
- Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.
-
- Từng
- Tầng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).