Thưa ao tốt cá
Tìm kiếm "áo"
-
-
Đôi ta như áo mới may
Đôi ta như áo mới may
Như chuông mới đúc, như cây mới bào -
Ai về ai ở mặc ai
-
Mấy ai ở đặng hảo tâm
-
Chẳng thương cái cổ em có hột xoàn
-
Một sao, ao nước
-
Một mai thiếp có xa chàng
-
Vô duyên dầu bận áo sa
-
Áo anh xếp để trong phòng
Áo anh xếp để trong phòng
Mở ra thấy áo trong lòng thêm thươngDị bản
-
Áo em anh bận lấy hơi
-
Áo trắng không vắn không dài
-
Ao hồ cá lội trông sao
Ao hồ cá lội trông sao,
Em có chồng rồi, anh biết liệu sao bây giờ -
Hỏi đâu trúc mọc bờ ao
Hỏi đâu trúc mọc bờ ao
Ai xinh, ai đứng nơi nào cũng xinh
Hỏi đâu táo rụng sân đình
Sầu ai đong đấu cho mình đến vay!Dị bản
Trúc xinh trúc đứng bờ ao
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinhTrúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
-
Ai kêu văng vẳng bên sông
Ai kêu văng vẳng bên sông
Tôi đương vá áo cho chồng tôi đây -
Thương em chẳng biết để đâu
-
Ước gì em hóa ra dơi
Ước gì em hóa ra dơi
Bay đi bay lại đến nơi anh nằm. -
Chiều nay ra ngõ ba lần
-
Hỡi anh áo trắng quần là
-
Sớm mai anh đi chợ Gò Vấp
-
Ai đi bờ đắp một mình
Chú thích
-
- Áo dà
- Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.
-
- Hảo tâm
- Lòng tốt (từ Hán Việt)
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Áo chẹt
- Áo bó sát người (chẹt có nghĩa là chỗ hẹp).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Một sao, ao nước
- Nếu ban đêm vắng sao ("một" là từ Hán Việt, ở đây mang nghĩa "chết, mất") thì hôm sau sẽ có mưa lớn.
-
- Áo tràng
- Một loại trang phục truyền thống của người cư sĩ Phật tử, thường mặc khi tham dự các khóa lễ tụng ở chùa cũng như ở tư gia.
-
- Sa
- Vải dệt bằng tơ tằm, rất mỏng và thoáng.
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đám
- Đám cưới, đám giỗ, tiệc tùng nói chung (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Đậu
- Chắp hai hay nhiều sợi với nhau. Vải (lụa) đậu ba, đậu tư là loại vải tốt, dệt dày.
-
- Áo cổ kiềng
- Một loại áo ngắn tương tự như áo bà ba ở miền Nam, cổ áo ôm sát cổ và được may viềng nẹp như cái kiềng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Là
- Hàng dệt bằng tơ nõn, thưa và mỏng, thường được nhuộm đen.
-
- Chợ Gò Vấp
- Chợ thuộc địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Chưa rõ năm thành lập chợ.
-
- Đột
- Cách khâu găm đứng mũi kim để may từng mũi thật khít cho chắc chắn.
-
- Cẳng
- Chân (khẩu ngữ).
-
- Trì
- Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Be bờ
- Đắp đất thành bờ để ngăn nước.
-
- Chéo áo
- Mảnh vải nhỏ hình tam giác may liền vào hai bên vạt áo để vạt áo rộng thêm ra ở phía dưới, theo kiểu cũ.
-
- Phu quân
- Tiếng người vợ gọi chồng (từ Hán Việt).