Mình vàng vận áo mã tiên
Ngày ba bốn vợ tối nằm riêng một mình
Tìm kiếm "áo"
-
-
Trồng cây không đụng lá
-
Áo đen năm nút viền bâu
-
Áo nâu ai mặc nên xinh
-
Ra đi thân phận đã liều
-
Vái cả nón
Vái cả nón
Dị bản
Lạy cả tơi cả nón
-
Ở trên trời mang tơi mà xuống
-
Áo mặc sao qua khỏi đầu
-
Dầu mà anh có nơi mô
-
Vén tay áo sô đốt nhà táng giấy
-
Áo tứ thân là áo của tôi
-
Ai đi ai ở mặc ai
-
Mưa dầm phải mặc áo tơi
Mưa dầm phải mặc áo tơi
Thương anh cày ruộng cả đời cực thân -
Áo rách thay vai, quần rách đổi ống
Áo rách thay vai,
Quần rách đổi ống -
Lắm quan quân thêm bận nhà hàng
Lắm quan quân thêm bận nhà hàng
Lắm nơi lịch sự hơn chàng chàng ơi
Áo tứ thân là áo của tôi
Sao chàng lại để cho người giằng co
Công tôi chàng đổ xuống hồ
Tuyệt đường nhân nghĩa từ giờ mà đi -
Cổ liền vai tóc bay phất phới
-
Già đời còn mang tơi chữa cháy
-
Mang tơi đội nón
Mang tơi đội nón
-
Ao cá lửa thành
-
Có duyên dầu mặc áo tơi
Chú thích
-
- Áo mã tiên
- Loại áo do nữ công nhã nhạc triều Nguyễn mặc khi chơi nhạc.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Dọi
- Theo (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Áo mặc sao qua khỏi đầu
- Con cháu không khi nào khôn ngoan hơn ông bà cha mẹ. Câu này thường được các bậc ông bà cha mẹ dùng khi răn dạy con cháu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Sô
- Một loại vải dệt thưa, thường dùng để may màn hoặc may tang phục.
-
- Nhà táng
- Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.
-
- Vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy
- Việc dễ dàng, nhẹ nhàng: Tay áo sô rộng dễ vén; Nhà táng bằng giấy dễ cháy.
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Lưu thủy
- Nước chảy (từ Hán Việt). Cũng mang nghĩa bóng là thoáng qua như nước chảy, không sâu đậm, không gắn bó.
Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân
(Truyện Kiều)
-
- Sở Khanh
- Tên một nhân vật trong tác phẩm Truyện Kiều. Vốn là một gã ăn chơi, Sở Khanh đã lừa Thúy Kiều rằng y thật lòng yêu thương và muốn cứu nàng khỏi chốn lầu xanh, nhưng cuối cùng lại "quất ngựa truy phong." Cái tên Sở Khanh ngày nay thường được dùng để chỉ những kẻ chuyên đi lừa những người con gái nhẹ dạ.
-
- Áo dà
- Áo nâu, thường là trang phục của người tu hành.
-
- Già đời còn mang tơi chữa cháy
- Tơi làm bằng lá cây hoặc rơm rạ, rất dễ cháy. Mang tơi mà chữa cháy là việc làm vụng dại.
-
- Ao cá lửa thành
- Từ thành ngữ tiếng Hán 城門失火,殃及池魚 (thành môn thất hỏa, ương cập trì ngư), nghĩa là (khi) cửa thành bị cháy thì cá trong ao cũng gặp vạ lây.
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.