Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là quần tía dựa kề áo nâu
Tìm kiếm "áo"
-
-
Con chim xanh đứng bóng thở dài
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Xờm xờm hai mép nhiều lông
-
Chàng ràng vì áo cụt nu
-
Ông phật ngồi cũng phải thắt cười
-
Nhác trông tấm áo vá vai
-
Xùng xình áo lụa mới may
Xùng xình áo lụa mới may
Hôm qua thấy bận, bữa nay mất rồiDị bản
Xùng xình áo lụa mới may,
Hôm qua còn đó, bữa nay lấy chồng
-
Theo nhau cho trọn đạo trời
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằmDị bản
Thương nhau cho trọn đạo Trời,
Dù mà không chiếu, nằm tơi cũng đành.
-
Nghĩ mình lại giận lấy mình
-
Hay quần hay áo hay hơi
Hay quần hay áo hay hơi
Mà chẳng hay người là của bỏ đi -
Buồn buồn nhớ nhớ thương thương
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn lông bay bổng lên trời
-
Áo dài đứt nút còn khuy
-
Áo bà ba cái vắn cái dài
Áo bà ba cái vắn cái dài
Sao anh không bận, bận chi hoài cái áo bành tô
– Bành tô xấu mặt dễ nhìn,
Anh bận cho có túi để đựng cục tình của emDị bản
Bà ba cái ngắn cái dài
Anh mặc chi hoài cái áo bành tô
-
Thấy em bận áo bà ba trắng
Thấy em bận áo bà ba trắng, anh muốn gắn chữ duyên
Rủi may sau lưu lạc, anh tìm em khỏi lầm -
Áo anh ai cắt ai may
-
Áo thì có vạt, có hò
-
Tôi đây như thể áo tơi
-
Áo rách chẳng đắp kín chân
Áo ngắn chẳng đắp kín chân
Sao anh bội bạc muôn phần anh ơi -
Em lén phụ mẫu, may cho tình nhân cái áo
Chú thích
-
- Áo tứ thân
- Một trang phục xưa của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Nu
- Nâu (phương ngữ).
-
- Ô cánh dơi
- Ô (dù) hình khum, những múi ô khi mở ra trông giống cánh con dơi căng ra, xưa kia nam giới thường dùng.
-
- Thắt cười
- Mắc cười, buồn cười (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bận
- Mặc (quần áo).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Áo chưa đậu sống
- Áo chưa may đường sống lưng.
-
- Đường cái quan
- Cũng gọi là đường thiên lí, quan báo, quan lộ, tuyến đường bộ quan trọng bậc nhất nước ta, bắt đầu từ địa đầu biên giới phía bắc ở Lạng Sơn cho tới cực nam Tổ quốc ở Cà Mau. Đường cái quan được cho là xây dựng từ thời nhà Lý, theo dòng Nam tiến của dân tộc mà kéo dài dần xuống phương nam. Đường được tu bổ và hoàn thiện dưới triều Nguyễn rồi mở rộng thêm trong thời Pháp thuộc.
Nghe bản trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy.
-
- Lọ
- Nhọ.
-
- Áo dài
- Trang phục truyền thống của nước ta, gần như trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, tuy nam giới cũng mặc được. Áo dài có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi, từ đi chơi, đi học cho đến dịp lễ lạc, tiếp khách trang trọng. Hiện chưa rõ nguồn gốc xuất xứ của áo dài, theo thời gian nó đã được cách tân cách điệu nhiều lần, nhưng hình dạng cơ bản vẫn giữ nguyên. Kiểu dáng hiện nay do họa sĩ Lê Phổ sửa lại từ những cải cách quan trọng của họa sĩ Cát Tường vào thập niên 30 của thế kỉ trước.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Áo bành tô
- Gốc từ tiếng Pháp paletot, loại áo khoác ngoài may theo kiểu phương Tây, bằng vải dày, tay dài, khuy áo to.
-
- Đột
- Cách khâu găm đứng mũi kim để may từng mũi thật khít cho chắc chắn.
-
- Hò
- Đường mép chạy từ giữa cổ đến nách áo phía bên phải ở thân trước áo dài.
-
- Dụng
- Dùng (từ Hán Việt).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tình nhân
- Người yêu.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).