Tìm kiếm "cái cò lặn lội"
-
-
Sông Kỳ Lộ vừa sâu vừa hẹp
-
Nhị Hà quanh bắc sang đông
-
Về thăm Hà Nội quê nhà
-
Ước gì anh hóa ra hoa
Ước gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn cùng giường.
Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.Dị bản
Ước gì anh hóa ra hoa
Ðể em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hóa ra chăn
Ðể cho em đắp em lăn cùng giường
Ước gì anh hóa ra gương
Ðể cho em cứ vấn vương soi mình
-
Nàng về anh gửi cái này
-
Chàng rể mà đến mụ gia
-
Hư hư chựng chựng
-
Em đây chính thực anh hùng
Em đây chính thực anh hùng
Em đi chắn lưới ở vùng Vạn Hoa
Chắn từ Cái Rồng mà ra
Chắn đến Xà Kẹp chắn qua Bãi Dài
Cái Bàn chắn từ Hòn Hai
Chắn sang Cây Khế, Cái Đài hai hôm
Vụng Đài thấp nước bồn chồn
Cửa Mô sóng vỗ đầu cồn lao xao
Rồi ra ta sẽ chèo vào
Lò Vôi chốn ấy ta vào chắn chơi
Sau thì ta sẽ nghỉ ngơi
Ta chèo vào phố đậu chơi mấy ngày
Chắn quanh cái khúc sông này
Chỗ nào thấp nước ta nay làm chuồng
Em đây ngỏ thực anh tường
Để anh biết thực mọi đường chắn đăng. -
Ru con con ngủ cho lành
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng .Dị bản
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Xu xoa chị bán mấy đồng
-
Anh xa em chưa đầy một tháng
Anh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng hết hăm tám đêm ngày
Răng chừ nước ráo Đồng Nai
Sông Gianh hết chảy, mới phai lời nguyềnDị bản
Anh xa em một tháng
Nước mắt em lai láng hai mươi tám đêm ngày
Khi nào gió đánh tan mây
Sông Lam hết nước em đây đỡ buồn.Anh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng, hết hăm tám đêm ngày
Chừng nào cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời thềAnh xa em chưa đầy một tháng
Nước mắt lai láng hai tám đêm ngày
Bao giờ cạn rạch Thầy Cai
Nát chùa Phước Hậu em mới sai lời nguyền.
-
Anh nói với em như rìu chém xuống đá
-
Đầy tớ thì đi xe hơi
-
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son chưa cạn, lời nguyền chưa phai
Em thương nhớ ai
Nhớ ai ra đứng đầu cầu?
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá huê bỏ vắng không ai ngồi
Buồng hương bỏ vắng, mướn người quay tơ
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm khuya thức ngủ, ngày thưa tiếng cười? … -
Lao xao gà gáy rạng ngày
Lao xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?Dị bản
Xôn xao gà gáy rạng ngày
Vai vác cái cày, tay dắt con trâu
Bước chân xuống cánh đồng sâu
Mắt nhắm, mắt mở, cái đầu chôm bôm
-
Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh
-
Dầu cho quá lứa em cũng chẳng hứa càn
-
Anh dệt cửi, em kéo hoa
-
Con kì đà len lỏi giếng khơi
Con kì đà len lỏi giếng khơi
Sơn lâm rầu rĩ, giọt đồng hồ sang canh
Em như tố nữ trong tranh
Anh như thuyền ván lên ghềnh được chăng?
Con nước lên, con nước đã cầm chừng?
Em về thăm thầy, thăm mẹ, xin đừng quên anh
Anh nói đây, chốn cũ cũng đành
Tiếc công từ đấy chẳng thành thì thôi
Hai bên sông, bên lở bên bồi
Thấy người chuyện đứng, chuyện ngồi cùng ai?
Còn trẻ trung xin phải dặn dò
Chú thích
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Cải lương
- Cải cách, thay đổi để tốt hơn. Đây là từ Hán Việt cũ, nay ít dùng.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Cãi chắc
- Cãi nhau (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Bảo Đại cải lương như phường bội cãi chắc
- Năm 1932, từ Pháp về, hoàng đế Bảo Đại cho ban hành hàng loạt chính sách cải cách, song đa phần mang màu sắc mị dân và không có ý nghĩa thực tiễn. Câu này nhằm đả kích các chính sách cải lương này của Bảo Đại.
-
- Kỳ Lộ
- Cũng gọi là sông Cái, một con sông lớn chảy qua tỉnh Phú Yên. Sông dài 120 km, bắt nguồn từ vùng núi La Hiên cao trên 1000 m tại giáp ranh giữa Bình Định và Gia Lai, chảy qua các huyện Đồng Xuân, Tuy An, đổ ra cửa biển Tiên Châu với một phân lưu đổ vào đầm Ô Loan. Các chi lưu của nó là Cà Tơn, suối Cối, Thác Dài. Đoạn chảy trên địa phận tỉnh Phú Yên dài 76 km. Phần thượng lưu của sông chảy giữa các dãy núi, nên hẹp, sâu và có độ dốc lớn. Mùa mưa trên sông hay có lũ. Do có đặc điểm như vậy, hàng ngàn năm những chân núi mà sông đi qua bị bào mòn tạo ra nhiều cảnh quang thiên nhiên đẹp và nên thơ. Tới hạ lưu, sông rộng hơn; hai bên bờ có nhiều bãi cát phẳng. Mùa hè nước sông trong veo tươi mát màu ngọc bích, có nơi nhìn thấy đáy sông.
-
- Sông Hồng
- Còn gọi là sông Cái, con sông lớn nhất chảy qua các tỉnh miền Bắc với nhiều phụ lưu cũng là các con sông lớn như sông Đà, sông Lô... Vùng hạ lưu sông gọi là đồng bằng sông Hồng, rất rộng lớn và màu mỡ, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông Cửu Long). Đoạn chảy qua Thăng Long trước đây gọi là Nhị Hà.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.
-
- Kim Ngưu
- Tên một dòng sông tại Hà Nội. Kim Ngưu có nghĩa là Trâu Vàng. Theo truyện cổ dân gian, Trâu Vàng ở bên Tàu khi nghe thấy tiếng chuông đồng đen của thiền sư Nguyễn Minh Không ở nước Nam thì tưởng là tiếng trâu mẹ gọi, liền chạy sang. Đường nó chạy lún xuống thành sông Kim Ngưu. Đến phía Tây thành Thăng Long thì tiếng chuông dứt, Trâu Vàng liền xới đất tung lên để tìm mẹ làm đất chỗ đó thụt xuống, thành hồ Kim Ngưu, tức Hồ Tây. Sông Kim Ngưu xưa là một tuyến giao thông đường thủy, nay chỉ có chức năng là một sông thoát nước cho nội thành Hà Nội.
-
- Tô Lịch
- Một con sông nhỏ chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
-
- Tháp Rùa
- Tên một ngọn tháp nằm trên đảo Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm. Xưa là Điếu Đài, nơi vua Lê ra câu cá (điếu), rồi chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng, sau vua Lê Chiêu Thống cho đập phá hết. Tháp Rùa ngày nay do bá hộ Nguyễn Ngọc Kim xây dựng năm 1886 với ý đồ táng mộ cha ở đó, nên ban đầu có tên là Tháp Bá hộ Kim.
-
- Cầu Thê Húc
- Cây cầu gỗ sơn màu đỏ, nối bờ hồ Hoàn Kiếm với cổng đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Cầu bị gãy vào năm 1953 và được sửa lại, gia cố phần móng bằng xi măng. Tên cầu Thê Húc 棲旭 nghĩa là "đón ánh sáng mặt trời buổi sớm."
-
- Cùng
- Khắp, che phủ hết.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Cuốc chim
- Loại cuốc có lưỡi dài thẳng góc với cán thành hình chữ T, một đầu nhọn, một đầu to và bẹt, dùng để cuốc đất hay đá.
-
- Mai
- Còn gọi cái thêu, thuổng hay xuổng, một dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, để đào, xắn đất.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Đỏ
- Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Bánh dày
- Loại bánh làm bằng bột gạo, được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than.
-
- Lợn lang
- Lợn trên mình có những đốm đen-trắng. Miền Nam gọi giống lợn này là heo bông.
-
- Bánh ú
- Một loại bánh làm từ gạo nếp, rất thường gặp ở nước ta. Có hai loại: bánh ú tro, với lớp nếp vỏ bên ngoài được ngâm bằng nước tro, thường dùng để cúng nhân dịp tết Đoan Ngọ, và bánh nhân thịt có nhân làm từ thịt heo mỡ, đậu xanh hoặc đậu đỏ.
Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ
-
- Cá thiều
- Còn gọi là cá gúng, một loại cá biển có da trơn, chế biến được thành nhiều món ăn ngon như khô tẩm, muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa… Cá thiều đi theo đàn, nên ngư dân trên biển nếu gặp cá thiều thì coi như trúng lớn.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Nừng
- Đồ đựng đan bằng cật tre, vuông vức, mỗi bề chừng hai gang tay, cao chừng ba gang tay, trên có nắp đậy cũng bằng tre đan. Dưới đáy nừng có hai thanh tre dầy, bắt chéo bốn góc để bảo vệ nừng khỏi bị mòn khi lôi tới, kéo lui hàng ngày. Nừng được sơn bóng bằng dầu rái chống ướt.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Chóe
- Có nơi gọi là ché, một thứ lọ lớn làm bằng sành hoặc sứ, dùng để đựng nước hoặc rượu.
-
- Vạn Hoa
- Vùng biển thuộc đảo Cái Bầu (Kế Bào), nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tại đây cũng có bến cảng và núi cùng tên là Vạn Hoa.
-
- Cái Rồng
- Địa danh nay là thị trấn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là tên cảng biển ở đây.
-
- Xà Kẹp
- Địa danh nay thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Bãi Dài
- Một bãi biển nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long, thuộc địa phận huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đây là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng.
-
- Cái Bàn
- Tên một hòn đảo nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Hòn Hai
- Tên chung của hai hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cây Khế
- Một hòn đảo nay thuộc địa phận thôn Đông Tiến, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cái Đài
- Một vùng biển thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Vụng Đài Chuối
- Một vụng biển nay thuộc địa phận xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cửa Mô
- Tên một vùng biển nay thuộc địa phận huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Lò Vôi
- Địa danh nay thuộc thôn Đông Thắng, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
-
- Bành
- Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Quản tượng
- Người trông nom và điều khiển voi (từ Hán Việt).
-
- Xu xoa
- Một món giải khát rất phổ biến ở miền Trung. Xu xoa (có nơi gọi là xoa xoa) được nấu từ rau câu, đông lại như thạch dừa, khi ăn thì cắt thành nhiều miếng nhỏ hình vuông hoặc chữ nhật to khoảng đầu ngón tay cái, ăn kèm với mật đường mía, có thể cho thêm đá.
-
- Mồng đốc
- Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sông Đồng Nai
- Con sông dài nhất chảy trên lãnh thổ nước ta, chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây sông có tên là Phước Long, đặt tên theo phủ Phước Long (Biên Hòa - Thủ Dầu Một) hiện nay. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
-
- Sông Gianh
- Còn gọi là Linh Giang hoặc Thanh Hà, con sông chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, đổ ra biển Đông ở cửa Gianh. Sông Gianh và Đèo Ngang là biểu trưng địa lý của tỉnh Quảng Bình. Trong thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1570-1786), sông Gianh chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
-
- Chùa Thiên Mụ
- Còn gọi là chùa Linh Mụ, một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1601, nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, thành phố Huế.
-
- Chùa Phước Hậu
- Một ngôi chùa hiện ở ấp Đông Hậu, xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm bên bờ sông Hậu. Chùa được dựng lên trên nền của một chiếc am tranh vào năm 1894 với tên là chùa Đông Hậu. Đến năm 1910 Phật tử địa phương đã thỉnh hòa thượng Hoằng Chỉnh ở chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) vào trụ trì và đổi tên là Phước Hậu. Chùa là tổ đình của Phật giáo dòng Lâm Tế.
-
- Cái rìu
- Dụng cụ dùng để chặt cây hay bửa củi. Rìu gồm lưỡi rìu nặng và sắc bén, rèn bằng sắt hay thép tra vào một cán gỗ. Trước đây, rìu còn lại một loại vũ khí dùng trong chiến tranh.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Đoài
- Phía Tây.
-
- Cầu Long Biên
- Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), là cây cầu sắt dài thứ nhì thế giới thời bấy giờ (sau cầu Brooklyn ở Mỹ). Cầu ban đầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề, cầu Dốc Gạch. Năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Là một cây cầu lâu năm và có giá trị lịch sử, hiện nay có nhiều đề xuất tu sửa, cải tạo cầu Long Biên.
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Càn
- Ẩu, bừa (nói càn, làm càn).
-
- Kim cải
- Cây kim, hạt cải. Chỉ duyên vợ chồng khắng khít như nam châm hút kim, hổ phách hút hạt cải.
Kể từ kim cải duyên ưa
Đằng leo cây bách mong chờ về sau
(Quan Âm)
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Kéo hoa
- Còn gọi là cài hoa, công việc hỗ trợ cho việc dệt trong quá trình dệt lụa hoa. Dệt cài hoa phải có hai người, một người điều khiển chính là người dệt, người kéo hoa có nhiệm vụ kéo go xà thật ăn ý với động tác của người dệt chính.
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Kì đà
- Còn gọi là cái đà, một loài bò sát giống thằn lằn, toàn thân phủ vảy, có cổ dài, đuôi và chân khỏe. Những năm gần đây, kì đà bắt đầu được nuôi để lấy thịt.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Đồng hồ
- Nghĩa gốc là cái bình bằng đồng. Người xưa đo thời gian bằng cách chứa nước trong cái bình bằng đồng, dưới có lỗ cho nước đều đặn nhỏ xuống. Vì vậy trong thơ văn cổ hay dùng cụm từ "giọt đồng hồ" hoặc "giọt đồng" để chỉ thời gian.
-
- Tố nữ
- Người con gái đẹp. Tố nghĩa hẹp là màu trắng nõn, nghĩa rộng chỉ phẩm hạnh cao đẹp. Theo Thiều Chửu: Nói rộng ra phàm cái gì nhan sắc mộc mạc cũng gọi là tố cả.