Tượng nghe:
Nước có nguồn, cây có gốc
Huống chi người có da, có tóc
Mà sao không biết chúa, biết cha?
Huống chi người có nóc có gia
Mà sao không biết trung biết hiếu
Hai vai nặng trĩu
Gánh chi bằng gánh cang thường
Một dạ trung lương
Gồng chi bằng gồng xã tắc
Bớ những người tai mắt
Thử xem loại thú cầm:
Trâu ngựa dòng điếc câm
Còn biết đền ơn cho nhà chủ
Muông gà loài gáy sủa
Còn biết đáp nghĩa lại người nuôi …
Tìm kiếm "năm ba"
-
-
Bằng đồng tiền, nằm nghiêng trong bụi
-
Bằng con bò, nằm co giữa ruộng
-
Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài
-
Chiêm Nam, mùa Bắc
-
Đói sang Bắc, chạy giặc về Nam
Đói sang Bắc, chạy giặc về Nam
-
Rung kêu đàng nam, cá vàng cá bạc
-
Vợ xa chồng muỗi cắn không đau
Vợ xa chồng muỗi cắn không đau
Đêm nằm rã rượi như rau mới trồng -
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Dị bản
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buônMồng năm, mười bốn, hăm ba
Cố đi buôn bán cũng là về không
-
Nuôi con chẳng quản chi thân
Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn -
Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồ côi cha ăn cơm với cá
Mồi côi mẹ lót lá mà nằm -
Chữ rằng “quân tử tạo đoan”
-
Tre già, tre ngả bốn phương
Tre già, tre ngả bốn phương
Nằm đêm nghĩ lại mà thương tre già -
Làm dâu cực nhọc long đong
Làm dâu cực nhọc long đong
Khuya còn giã gạo lưng không được nằm -
Tập tầm vông
Tập tầm vông
Chị lấy chồng
em ở góa
Chị ăn cá
em mút xương
Chị nằm giường
em nằm đất
Chị húp mật
em liếm ve
Chị ăn chè
em liếm bát
Chị coi hát
em vỗ tay … -
Tiếng anh ăn học cựu trào
Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì sợ tội trời
Nắm ngang khúc giữa sợ lời thế gian
Giếng sâu anh phải thông thang
Kéo chị dâu lên đặng kẻo chết oan linh hồnDị bản
Tiếng đồn anh ăn học đã cao
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm chỗ nào anh kéo lên?
– Chị dâu mà rớt xuống giếng
Anh tìm miếng để cứu chị lên
Nắm đầu thì sợ tội trời
Hai tay nâng đỡ, sợ lời thế gian
Nhanh tay liền bắc cái thang
Kéo chị dâu một thuở kẻo chết oan con ngườiEm nghe anh ăn học trong trào
Chị dâu té giếng níu chỗ nào kéo lên?
– Anh nắm đầu thì sợ tội
Nắm tay thì lại lỗi đạo tam cang
Dậm chân kêu bớ ông trời vàng
Cho hai con rồng bạch xuống cứu nàng chị dâuTiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Nắm đầu thì khổ
Nắm cổ lại không nên
Nắm chân tay thì lỗi niềm huynh đệ
Vậy anh cứ bớ làng là hơn!Tiếng anh ăn học cựu trào
Chị dâu té giếng, anh nắm chỗ nào kéo lên?
– Chị dâu té giếng cái ào
Hồn bất phụ thể, nắm chỗ nào cũng xong!– Tiếng đồn anh học chữ ngoài triều
Chị dâu rớt xuống giếng, anh nắm đằng nào anh kéo lên
– Anh xách cái đầu, lỗi đạo nhân huynh
Thò tay vào mình, thụ thụ bất thân
Không cứu chị dâu thì lỗi đạo từ đường
Dòng dây anh thả xuống chị nương chị vào
-
Hai tay bưng chén xôi vò
-
Thang mô cao bằng thang danh vọng
-
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Giường trên chiếu dưới ai nằm đêm nay
Chàng về thiếp nhớ lắm thay
Giường trên chiếu dưới đêm nay ai nằm -
Đố ai chừa được rượu tăm
Chú thích
-
- Gia
- Nhà (từ Hán Việt).
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Trung lương
- Trung chính và lương thiện.
-
- Xã tắc
- Đất nước (xã là đất, tắc là một loại lúa).
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Rung
- Tiếng ì ầm của biển (phương ngữ Thanh Hóa).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- 3 ngày này thường bị xem là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Vì vậy cho nên ngày xưa vua chúa thường chọn 3 ngày này để đi du ngoạn. Nhưng vì vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, dân chúng thì không được phép nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Cho nên muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục trong dân gian là tránh 3 ngày này và gọi 3 ngày này là ngày Nguyệt kỵ, tức là ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng.
-
- Quân tử tạo đoan
- Lấy từ Trung Dung, một trong Tứ Thư: Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ; cập kỳ chí dã sát hồ thiên địa (Đạo của người quân tử khởi đầu mối từ đạo vợ chồng, đến chỗ cùng cực của đạo ấy thì thấu triệt trời đất).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Tập tầm vông
- Tên một trò chơi dân gian. Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hợp nhiều cách khác nhau.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Cựu trào
- Triều cũ, thời cũ.
-
- Ăn học cựu trào
- Học theo lối cũ, học đạo Khổng, chữ Nho.
-
- Hồn bất phụ thể
- Hồn không nương vào xác, sợ mất hết cả hồn vía.
-
- Nhân huynh
- Tiếng tôn xưng dùng gọi anh em, bạn (từ Hán Việt).
-
- Nam nữ thụ thụ bất thân
- Quan niệm hành xử của Nho giáo, rằng nam nữ không được đụng chạm vào nhau (hai chữ thụ, một chữ nghĩa là cho, chữ kia nghĩa là nhận).
-
- Từ đường
- Nhà thờ tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Xôi vò
- Xôi nấu rồi trộn đều với đậu xanh chín giã nhỏ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Rượu tăm
- Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.