Tìm kiếm "ngũ sắc"
-
-
Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới
Kiến cánh vỡ tổ bay ra
Bão táp mưa sa gần tới -
Bắt lợn tóm giò, bắt bò tóm mũi
Bắt lợn tóm giò
Bắt bò tóm mũi -
Lâu ngày dày kén
Lâu ngày dày kén
-
Ốm tiếc thân, lành tiếc của
Ốm tiếc thân, lành tiếc của
-
Nhiều no dạ, ít lót lòng
Nhiều no dạ, ít lót lòng
Dị bản
Nhiều no lòng, ít mát ruột
Nhiều no ít đủ
-
Đom đóm sáng đằng đít
Đom đóm sáng đằng đít
-
Trống tháng bảy, chẳng hội thì chay
-
Dắt voi phải tìm đường cho voi đi
Dắt voi phải tìm đường cho voi đi
-
Ăn mày đòi xôi gấc, ăn chực đòi bánh chưng
-
Rau chọn lá, cá chọn vảy
Rau chọn lá, cá chọn vảy
-
Quen mui thấy mùi ăn mãi
Dị bản
Quen mui biết mùi ăn mãi
-
Sáng bể chớ mừng, tối rừng chớ lo
Dị bản
Chớp bể chớ mừng,
Chớp rừng chớ lo
-
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy
-
Tháng chín động rươi
-
Mây thành vừa hanh vừa giá
-
Tháng mười sấm rạp, tháng chạp sấm động
-
Tháng mười có sấm, cấy trên nấm cũng được ăn
-
Gió đông là chồng lúa chiêm
-
Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu
Chú thích
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Gấc
- Loại cây dây leo cho quả khi chín có màu cam đỏ đặc trưng, được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc.
-
- Bánh chưng
- Một loại bánh truyền thống của dân tộc ta, làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và ngày giổ tổ Hùng Vương, nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của cha ông ta.
-
- Quen mui
- Đã làm, đã hưởng một đôi lần, thấy dễ dàng và có lợi nên lại muốn làm nữa, hưởng nữa. Mui do đọc trạnh từ mùi.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Ra
- Một loại cua nhỏ, thịt ngọt, chỉ xuất hiện vào khoảng tháng mười âm lịch.
-
- Rạm
- Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...
-
- Nấm
- Mô đất cao.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.