Tìm kiếm "ngũ sắc"

Chú thích

  1. Nước mưa làm kim loại nhanh bị han rỉ và bào mòn đất đá. Khi mưa nhiều, mưa to có thể gây ra lở đất, làm hỏng cây cối.
  2. Quạnh
    Quạnh quẽ, vắng vẻ.
  3. Phá đố
    Phá chuồng, sổng chuồng.
  4. Chuồn chuồn
    Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.

    Chuồn chuồn

    Chuồn chuồn

  5. Khi trời sắp mưa, hơi nước trong không khí sẽ tăng lên, cánh của các loài sâu bọ như chuồn chuồn bị ướt và cơ thể của chúng trở nên nặng nề, không thể bay cao được.
  6. Phèn chua
    Một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Người ta dùng phèn chua để đánh nước cho trong hoặc làm thuốc giữ màu trong quá trình nhuộm vải.

    Phèn chua

    Phèn chua

  7. Lệnh
    Thanh la dùng để báo hiệu lệnh.

    Thanh la

    Thanh la

  8. Làng Ngâu
    Tên nôm của làng Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Làng Ngâu nổi tiếng trồng lúa. Rượu làng Ngâu cũng là một đặc sản nổi tiếng từ xưa.
  9. Yên Mỹ
    Tên một ngôi làng cổ ven sông Hồng, nay thuộc xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Xưa làng nổi tiếng nghề trồng dâu tằm và chăn nuôi. Ngày nay Yên Mỹ là nơi cung cấp hoa, rau quả tươi, sạch cho nội thành Hà Nội.

    Ruộng rau sạch Yên Mỹ

    Ruộng rau sạch Yên Mỹ

  10. Vô tri
    Không hiểu biết
  11. Mả
    Ngôi mộ.
  12. Nhá, nhứ, làm động tác để dọa nhưng chưa đánh (phương ngữ Quảng Nam).
  13. Thành ngữ Hán Việt, dịch nghĩa thuần Việt là: "Tiền của như đất bên đàng, nhân nghĩa mới thực ngàn vàng trong tay."
  14. Khố
    Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.

    Đóng khố

    Đóng khố

  15. Lượt
    Một loại vải dệt thưa từ tơ tằm, mượt, rất mịn và mềm, thường nhuộm đen để may khăn hay may áo.