Con chim ăn quả bồ nu
Ai làm nên nỗi thầy tu đeo xiềng?
Thầy tu ăn nói cà riềng
Em thưa quan cả đóng xiềng thầy tu
Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Con công ăn lẫn với gà
-
Học đòi ăn ớt với gừng
Học đòi ăn ớt với gừng
Vừa cay vừa đắng, lại trừng mắt lên!Dị bản
Học đòi ăn ớt với gừng
Vừa cay vừa đắng, lại sưng cả mồm
-
Cá rô ẩn bóng chân trâu
-
Sẩy cha ăn cơm với cá, sẩy mẹ liếm lá ngoài chợ
Dị bản
Sẩy cha, ăn cơm với cá
Sẩy mẹ, liếm lá dọc đường
-
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
-
Chê tôm ăn cá lù đù
Chê tôm ăn cá lù đù
Chê thằng bụng ỏng, lấy thằng gù lưng -
Ông sống ăn những cá thèn
-
Chuột nằm ăn lúa khoanh đuôi
-
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa
Cực lòng em phải nói ra
Chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tànDị bản
-
Đói lòng ăn bánh lá gai
-
Dê xồm ăn lá khổ qua
-
Đôi ta ăn một quả cau
Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anhDị bản
Đôi ta ăn một quả cau
Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn
Chưa quen đi lại cho quen
Chưa gần đi lại vài phen cho gầnĐôi ta cùng bạn chăn trâu
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh
-
Xa xôi ăn một miếng trầu
-
Cò vàng ẩn bụi lá xanh
Cò vàng ẩn bụi lá xanh
Cò đương chờ cá, như anh chờ nàng -
Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đừng ở với dượng, điếc tai láng giềng -
Thương anh ăn nói thiệt thà
-
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Thiếp mà ăn ở hai lòng
Trời tru đất diệt không mong thấy chàng -
Cá chả ăn câu thiệt là cá dại
-
Xưa kia ăn đâu ở đâu
Chú thích
-
- Bồ nâu
- Cũng gọi là pha nâu, một loại cây lớn, có gai, cho quả lớn và thơm (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Cà riềng cà tỏi
- Nói năng lăng nhăng, ấm ớ, lôi thôi (theo Từ điển phương ngữ Nam Bộ).
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Sẩy
- Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Cá phèn
- Một số địa phương gọi là cá thèn, một loại cái biển nhỏ chừng hai, ba ngón tay, da lưng có màu hơi hồng, có nhiều vảy. Cá phèn thường được kho tiêu.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bánh ít lá gai
- Gọi tắt là bánh gai, một loại bánh ít đặc sản của miền Trung. Bánh làm từ lá gai quết nhuyễn với bột dẻo, tạo cho lớp áo ngoài của bánh có màu xanh đen đặc trưng. Nhưn (nhân) bánh thường là đậu xanh, dừa, đường, thêm chút quế và vani để tạo mùi thơm; đôi khi người ta cũng làm nhân bánh từ tôm xào với thịt, tạo ra món bánh ít mặn.
-
- Võ Xá
- Tên một làng thuộc xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ngày nay. Tại đây có đầm lầy Võ Xá, vốn là một dải đầm lầy tự nhiên kéo theo đường thiên lí từ Quảng Bình vào Thuận Hóa. Làng Võ Xá là một trong "bát danh hương" (tám ngôi làng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng) của Quảng Bình, gồm: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngọa (cùng thuộc huyện Quảng Trạch), và Văn La, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại (cùng thuộc huyện Quảng Ninh).
-
- Rài
- Dài (phương ngữ Quảng Bình).
-
- Mướp đắng
- Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thiệt thà
- Thật thà (thổ ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nhơn ngãi
- Nhân nghĩa (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...