Những bài ca dao - tục ngữ về "cá rô":
-
-
Măng tháng chín thì nhịn cho chồng
Dị bản
-
Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
-
Cá rô Bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn
-
Huyện Thanh Trì kia làng Thịnh Liệt
-
Tìm duyên mà chẳng thấy duyên
-
Tham con giếc tiếc con rô
-
Cạn trộ mới biết rô trê
Dị bản
-
Con rô cũng tiếc, con giếc cũng ưa
Con rô cũng tiếc
Con giếc cũng ưa -
Cá rô tôm tít chiên xù
-
Một bầy cá lội sông sâu
-
Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn
Con rô cũng tiếc,
Con giếc cũng muốn -
Cơm gạo trì ăn với cá rô chiên
Dị bản
Cơm Trì với cá rô chiên
Ăn đà no bụng còn ghiền muốn thêm
-
Lưới thưa mà bủa cá rô đồng
Lưới thưa bủa lấy cá rô đồng
Buông lời hỏi bạn có chồng hay chưa? -
Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa
Cá rô ăn móng dợn sóng dưới đìa
Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải
Anh ở như vầy bạc ngãi với emDị bản
Cá rô ăn móng dợn sóng dưới đìa
Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải
Sao anh bạc ngãi, đành đoạn bỏ emCá rô ăn móng dợn sóng bờ đìa
Ba không thương, má lại vặn khóa bẻ chìa
Chìa hư ống khóa liệt
Hai đứa mình cách biệt xa nhau
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Cá rô béo bởi cái kỳ
-
Cá rô róc rách đường cày
Dị bản
Rô ranh róc rách đường cày
Ai ghẹo gì mày hỡi cá rô ranh?
-
Muốn ăn cơm trắng cá rô
-
Cá rô ăn móng đường cày
Cá rô ăn móng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em?Dị bản
Cá rô ăn móng, dợn sóng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em?
-
Cá rô canh cải nấu gừng
Cá rô canh cải nấu gừng
Không ăn thì chớ xin đừng mỉa mai
Khuyên chàng đừng ở đơn sai
Vắng mặt chàng sẽ yêu ai mặc lòngDị bản
Cải canh mà nấu với gừng
Chẳng ăn thì chớ, xin đừng chê bai
Chú thích
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Cá rô rạch ngược
- Chỉ người ương bướng, ngang tàng.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cá rô tháng năm như dằm gỗ lim
- Tháng năm thường khô hạn, cá rô không có thức ăn nên gầy, xương xẩu cứng như dằm gỗ lim.
-
- Bàu Nón
- Một cái hồ lớn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bàu Nón có giống cá rô ngon, xưa được dùng để tiến vua.
-
- Nam Đàn
- Tên một huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, phía Đông Nam tỉnh Nghệ An. Nam Đàn có nhiều làng nghề truyền thống như làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói Hữu Biệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung v.v.
-
- Thanh Trì
- Một địa danh trước đây thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, đến năm 1961 được sát nhập và Hà Nội. Lần lượt vào năm 2001 và 2003, một phần của Thanh Trì được cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân và quận Hoàng Mai. Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, với nhiều ao, hồ, đầm. Tên cổ của huyện là Thanh Đàm có nghĩa là "đầm xanh," chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện, đến thế kỉ 16 do kị húy vua Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) nên đổi thành Thanh Trì (ao xanh). Tại đây có món đặc sản rất nổi tiếng là bánh cuốn Thanh Trì.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Trộ
- Nước (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Tôm tít
- Loại tôm có thân hình thon, dài, lưng có nhiều đốt màu trắng đục. Tôm tít sống nhiều ở vùng ngập mặn miền Tây Nam bộ.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Giỏ cá
- Đồ đựng cá được đan bằng tre, giữa hơi thắt lại, trong miệng có hom để cá không chui ra ngoài được.
-
- Trì Trì
- Tên một giống lúa nổi tiếng ở Quảng Ngãi. Có ý kiến cho rằng, giống lúa này là do tướng Chăm là Bồ Trì Trì để lại trước khi bị quân nhà Lê truy đuổi phải chạy vào đến Phan Rang vào cuối thế kỉ 15. Lúa Trì Trì có hạt gạo đỏ, khi nấu chín nở nhiều và ngon cơm.
-
- Móng
- Cá quẫy, đớp bọt nước. Móng là bong bóng nhỏ do cá đớp mồi trên mặt nước tạo nên.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kì
- Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
-
- Don
- Kích cỡ trung bình, không lớn không nhỏ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Làng Quỷnh
- Tên một làng thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Làng có nghề truyền thống là trồng chè.
-
- Bồ
- Đồ đan bằng tre, quẩy sau lưng, để đựng nông sản khi lượm hái.
-
- Đơn sai
- Thiếu trung thực (từ cũ).
Cửa hàng buôn bán châu Thai
Thực thà có một, đơn sai chẳng hề
(Truyện Kiều)