Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Nghĩa đen của câu thành ngữ này xuất phát từ thói quen bản năng của loại rắn mái gầm. Đây là loài rắn ngủ ngày, ăn đêm, đặc biệt thích nhấm nháp chất tro tàn, nhất là tro tranh. Các nhà khoa học giải thích là rắn thích theo đốm lửa, tầm nhiệt để săn mồi (chuột, nhái, cóc…). Nghĩa bóng của thành ngữ này nói về kẻ dựa hơi, cơ hội để hưởng lợi.
  2. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  3. Ăn xó mó niêu
    Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  4. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  5. Chú khách
    Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
  6. Làm như khách chìm tàu
    Làm xí xô xí xào, làm ra tiếng ồ ào, kêu la inh ỏi, như người Ngô chìm tàu, có nghĩa là làm tâng bầng vỡ lở, dấy tiếng om sòm, rần rần. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  7. Khẳm
    Đầy đủ (từ cũ).
  8. Nói vuốt đuôi lươn
    Nói gạt nhau; không giữ lời nói. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của)
  9. Giòi trong xương giòi ra
    Bà con trong nhà hại nhau.
  10. Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
    Chỉ những người răng hô (vẩu).
  11. Cầu Rào
    Một cây cầu bắc qua sông Lạch Tray thuộc Hải Phòng . Cầu được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Pháp thuộc, thuộc địa phận làng Rào (tên nôm của làng An Khê).

    Cầu Rào hiện nay

    Cầu Rào hiện nay

  12. Cầu Đất
    Tên một con phố thuộc trung tâm thành phố Hải Phòng hiện nay. Có tên gọi như vậy vì trước đây có một cây cầu nhỏ bằng tre đắp đất (gọi là cầu Đất) bắc qua một con lạch tại khu vực này.
  13. Tàn
    Cũng gọi là tán, đồ dùng có cán dài cắm vào một khung tròn bọc nhiễu hoặc vóc, xung quanh rủ dài xuống, để che cho vua quan thời xưa, hoặc dùng trong các đám rước.

    Cái tàn vàng.

    Cái tàn vàng.

  14. Tía
    Màu tím đỏ.
  15. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  16. Thanh nhàn
    Thảnh thơi, sung sướng.
  17. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  18. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  19. Chúa Chổm
    Tên gọi dân gian của Lê Trang Tông, vị vua đầu tiên thời Lê Trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Giai thoại kể rằng thuở nhỏ ông rất nghèo, thường phải đi vay mượn để sống qua ngày, vì vậy có thành ngữ "nợ như chúa Chổm." Xem thêm trên Wikipedia.
  20. Có bản chép: Mắc nợ.