Mình thương thủng thẳng tôi đành
Dầu cho áo rách áo lành cũng thương
Tìm kiếm "thương hàn"
-
-
Chồng thương chẳng sợ chi ai
-
Bởi thương sớm đợi, tối chờ
Bởi thương sớm đợi, tối chờ
Không thương ai ở dật dờ chi đây -
Anh thương em thì phải thương luôn
-
Lòng thương chị bán thịt heo
-
Anh thương em phận gái, đàn bà
-
Ai thương ai ghét mặc tình
-
Ai thương anh dù mặn dù mà
Ai thương anh dù mặn dù mà
Nhưng anh vẫn thấy vợ nhà là hơn -
Anh thương em thì bước vô bưng kiểng đỡ đài
-
Lúc thương nhau cho đường thêm bánh
Lúc thương nhau cho đường thêm bánh
Buổi ghét nhau tay đánh miệng la -
Anh thương em dưới dốc thương lên
-
Em thương anh, bỏ nón dìa dầu
-
Trai thương vợ mới gái nhớ tình xưa
Trai thương vợ mới
Gái nhớ tình xưa -
Trên thượng cầm thú, con chi có vú
-
Em thương anh công khai, không còn sợ lộ
-
Có thương nên mới có ghen
Có thương nên mới có ghen
Không thương ai ở bạc đen mặc tình -
Chẳng thương cái cổ em có hột xoàn
-
Cảm thương cho kẻ má hồng
-
Có thương mới dức bẩn nhau
-
Không thương đoái lại chút tình
Chú thích
-
- Thủng thẳng
- Thong thả (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Kiều Nguyệt Nga
- Tên nhât vật nữ chính trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Kiều Nguyệt Nga là một người con gái xinh đẹp, đức hạnh, được Vân Tiên cứu thoát khỏi tay bọn cướp Phong Lai. Nghe tin Vân Tiên chết, nàng đã ôm bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn, nhưng được Phật Bà đưa dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Kiệm ép nàng lấy hắn. Nàng trốn đi, nương tựa nhà một bà lão dệt vải. Sau này khi Vân Tiên dẹp giặc Ô Qua, đi lạc vào rừng đã gặp lại Nguyệt Nga, hai người sống sum vầy hạnh phúc.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
-
- Lục Vân Tiên
- Tên nhân vật chính, đồng thời là tên tác phẩm truyện thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), được sáng tác theo thể lục bát vào đầu những năm 50 của thế kỷ 19, đề cao đạo lý làm người. Lục Vân Tiên là một chàng trai khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ, cùng với Kiều Nguyệt Nga, một người con gái chung thủy, đức hạnh trải qua nhiều sóng gió nhưng cuối cùng cũng đạt được hạnh phúc.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
-
- Thủy chung
- Trước và sau. Thường được dùng với nghĩa (tình cảm) trước sau như một, không thay đổi. Từ này trước đây cũng được viết là thỉ chung.
-
- Cân móc
- Còn gọi là cân treo, một loại cân thường gặp trước đây, gồm một thanh ngang có khắc vạch, một đầu treo một quả cân di chuyển được, đầu kia là móc cân. Khi muốn cân, người ta móc hàng hóa vào móc cân rồi dịch chuyển quả cân theo vạch ở đầu kia, cho đến khi nào cân thăng bằng thì đọc số ở vạch.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Tứ Móc.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Mặc tình
- Tùy ý.
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Dầu
- Để đầu trần (phương ngữ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Áo chẹt
- Áo bó sát người (chẹt có nghĩa là chỗ hẹp).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.