Cha thương con làm nhà tứ trụ
Vợ thương chồng cho đụ suốt đêm
Tìm kiếm "thương hàn"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Anh thương em lững đững lờ đờ
-
Anh thương em, nói thiệt em nhờ
Anh thương em, nói thiệt em nhờ
Anh đừng nói gạt, em chờ hết duyên -
Anh thương em phải thương cho trót
Anh thương em phải thương cho trót
Anh đừng bỏ sót cái nghĩa chung tình -
Anh thương em thì thưong cho chắc, thương cho chặt, thương cho bền
Anh thương em thì thưong cho chắc, thương cho chặt, thương cho bền
Đừng thương lỡ dở bắt đền uổng công
Dốc lòng trồng lúa bẻ bông
Ngó ra ngoài biển thấy ông đưa đò -
Anh thương em thương lụn, thương bại, thương dại, thương điên
-
Tui thương mình tui giấu kín trong tâm
Dị bản
Thương mình tôi giấu trong tâm
Cũng như trái lựu chín thâm trên cành
-
Anh thương em biết nói mần răng,
-
Thảm thương cho ghe lườn mui ống
Dị bản
Thảm thiết tiếc thương ghe lườn mui ống
Phải chi ở gần đậu vốn buôn chung
-
Anh thương em thuở con trăng nó tròn
Anh thương em thuở con trăng nó tròn,
Bây giờ trăng khuyết, dạ vẫn còn thương em -
Ngày thường nén hương chẳng thắp, lúc cấp ôm Phật mà van
-
Em thương anh, phụ mẫu đánh mấy em cũng không lo
-
Anh thương em đáo để vô cùng
-
Mình thương tui chưa có mấy mà mình than
-
Tôi thương anh Sáu sợ mất lòng anh Năm
-
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền
Anh thương em, không phải thương bạc với tiền,
Mà thương người nhân hậu, lưu truyền kiếp sau -
Anh thương em chỉ nói bên ngoài
-
Bởi thương nên chác lấy sầu
-
Cảm thương tình nghĩa vợ chồng
-
Anh thương em bất tận vô hồi
Chú thích
-
- Nhà tứ trụ
- Kiến trúc truyền thống ở nước ta, có bốn cột cái chính và hệ thống vì kèo có thể kéo dài ra xung quanh để mở rộng mặt bằng. Nhà tứ trụ là kiến trúc phổ biến ở miền quê Bắc Bộ; trong khi ở Nam Bộ, nhà tứ trụ thường chỉ là nơi thờ thần, Phật hoặc từ đường của dòng họ do tính chất kiến trúc nghiêm trang, cân đối của nó.
-
- Lâm tuyền kỳ ngộ
- Tên dân gian là Bạch Viên - Tôn Các, một truyện thơ khuyết danh phổ biến ở Nam Bộ ngày trước. Truyện kể về hai nhân vật chính là Bạch Viên (con vượn cái lông trắng) và chàng học trò Tôn Các. Nhờ phép thuật của Phật, Bạch Viên cởi bỏ lốt vượn, hóa thành thiếu nữ xinh đẹp, kết duyên cùng Tôn Các, sinh được hai con trai. Nhưng Bạch viên phải tuân lệnh Thiên đình, mãn số ở trần gian, từ giã chồng con về cõi tiên. Tôn Các ở lại trần gian, đi thi được chấm đậu, vua ban áo mão vinh quy. Sau cùng Ngọc Hoàng thương tình hai người ly biệt nên cho phép Bạch Viên xuống trần lần nữa tái hợp cùng Tôn Các để trọn đạo vợ chồng, sau khi chết lại cùng về thượng giới.
Truyện thơ này đã được chuyển thể thành vở cải lương Bạch Viên - Tôn Các (xem tại đây).
-
- Tiền
- Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta, bằng 60 đồng tiền kẽm.
-
- Giả tỉ như
- Ví như, ví dụ như.
-
- Lựu
- Một loại cây ăn quả có hoa màu đỏ tươi, thường nở vào mùa hè. Quả khi chín có màu vàng hoặc đỏ, trong có rất nhiều hạt tròn mọng, sắc hồng trắng, vị ngọt thơm. Vỏ, thân, rễ lựu còn là những vị thuốc Đông y.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
(Truyện Kiều)Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ghe lườn
- Loại thuyền độc mộc, dùng để chuyên chở (nhất là chở lúa) trong các kênh rạch vùng Tây Nam Bộ. Ghe lườn này có dáng thuôn dài, mũi nhọn để dễ di chuyển trên các dòng nước hẹp, nhưng cũng vì thế mà dễ bị lật, chìm.
-
- Đậu
- Góp tiền bạc lại cho đủ, cho nhiều.
-
- Cấp
- Gấp, vội.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nằm co
- Tư thế nằm co rút chân tay lại khi thấy lạnh hoặc buồn.
-
- Đáo để
- Quá, rất (dùng để bổ nghĩa cho tính từ).
-
- Lợi
- Lại (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Đồng tâm
- Cùng một dạ yêu thương nhau.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Chác
- Chuốc lấy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Gá đầu
- Chụm đầu vào nhau, tỏ thái độ âu yếm (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Điên điển
- Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...
-
- Vô hồi
- Không ngừng, không hết, một cách nói của người Nam Bộ (cực vô hồi, mừng rỡ vô hồi...).