Chị bảo tôi lấy làm Hai
Suốt một đêm dài chị nói vân vi
Nhà chị chẳng thiếu thứ chi
Muốn mặc của gì chị sắm cho ngay
Bây giờ chị gọi: bớ Hai!
Mau mau trở dậy thái khoai đâm bèo
Thưa chị: cám bã còn nhiều
Rau khoai em thái từ chiều hôm qua
Xin chị cứ ở trong nhà
Nồi cơm ấm nước đã là có em
Đêm đêm chị nổi cơn ghen
Chị phá bức thuận, chị len mình vào
Tay chị cầm một con dao
Chị nổi máu hồng bào, nhà cửa tan hoang
Hầm hầm mặt đỏ như vang
Chị la, năm bảy xã làng đổ ra
Tìm kiếm "cơm rau"
-
-
Nhà tôi mượn lấy trời che
Nhà tôi mượn lấy trời che
Mua tranh lợp hè, thiếu trước hụt sau
Tiền của ở tại nhà giàu
Mắm muối ngoài chợ, củi rau ngoài đường
Nằm thời lấy đất làm giường
Lấy trời làm chiếu, lấy sương làm mền
Xâu làng bắt xuống trì lên
Trầy da tróc thịt, cái tên còn hoài
Không tiền tạm đỡ dĩa khoai
Bữa mô kiếm có thì vài miếng cơm
Ăn rồi ngủ thẳng đầu hôm
Canh hai thức dậy văn Nôm sử Kiều -
Vè Cần vương
Vâng lời troàn ngươn soái
Mình đeo ấn Tổng nhung
Lời khuyên rao chư sĩ anh hùng
Mặt phải trái coi qua thời biết
Mình là con trong đất Việt
Chẳng phải người sanh sản cõi Tây phiên
Mà ham di địch tước quyền
Lại nỡ khiến tấm lòng vô hậu
Chớ bắt chước những loài quân dậu
A dua hùa lưng lớn thờ chồn
Đừng bày theo những đảng ác côn … -
Thơ thằng Lía
Ngàn năm dưới bóng thái dương,
Biết bao là sự lạ thường đáng ghi,
Noi nghề hàng mặc bấy nay,
Một pho dị sự vắn dài chép ra.
Trước là giải muộn ngâm nga,
Sau nêu gương nọ đặng mà soi chung.
Xưa kia có một phú ông,
Vợ chồng chuyên một nghề nông nuôi mình,
Bấy lâu loan phụng hòa minh,
Xóm làng kiêng nể tánh tình thiện lương.
Tuy là sành sỏi ruộng nương,
Ông bà xấu số gặp đường chẳng may,
Thuở trước cũng chẳng thua ai,
Tiền dư bạc sẵn tháng ngày thung dung,
Ruộng vườn khai khẩn khắp cùng,
Thôn lân đều thảy có lòng bợ nâng.
Đến nay nhằm buổi lao lung,
Ruộng nương thất phát vô cùng thảm thương,
Tháng ngày khổ hại trăm đường,
Bảy năm chịu sự tai ương nguy nàn,
Bấm gan cam chịu gian nan,
Vợ chồng đau đớn đoạn tràng thiết tha.
Lần hồi ngày lụn tháng qua,
Nghèo nàn túng tíu gẫm đà thói quen,
Thét rồi cũng chẳng than phiền,
Cắn răng mà chịu đảo điên qua hồi.
Lão mụ tuổi đã lớn rồi,
Vợ bốn mươi chẵn chồng thời bốn ba,
Đêm ngày lo tính gần xa,
Chẳng con kế tự thật là đáng lo,
Choanh ngoảnh chồng vợ đơn cô,
Tuổi già sức yếu biết nhờ cậy ai? … -
Vô duyên lấy phải chồng già
Vô duyên lấy phải chồng già
Ra đường bạn hỏi rằng cha hay chồng?
Nói ra đau đớn trong lòng
Chính thực là chồng có phải cha đâu.
Ngày ngày vác cối giã trầu
Tay thời rót nước, tay hầu cái tăm.
Đêm đêm đưa lão đi nằm
Thiếp đặt lão xuống, lão nằm trơ trơ.
Hỡi ông lão ơi! Ông trở dậy cho thiếp tôi nhờ
Để thiếp tôi kiếm chút con thơ bế bồng.
Nữa mai người có thiếp không
Xấu hổ với chúng bạn, cực lòng mẹ cha.Dị bản
Vô duyên vô phúc húc phải ông chồng già
Ra đường bị hỏi là cha hay chồng?
Nói ra đau đớn trong lòng
Ấy cái nợ truyền kiếp, chớ phải chồng em đâu!Tốt số lấy được chồng già
Ra đường bạn hỏi: Ông gia hay chồng?
Không nói ra thì cực trong lòng
– Ông gia tôi đó, nỏ phải chồng tôi đâu
Cơm xong, múc nước, nhai trầu
Đêm tắt đèn đi ngủ, hàm râu ông kề vào
Tôi xê ra ông lại xịch vào
Phận tôi là gái má đào mắt xanh
Lẽ nào kêu cố bằng anh?
-
Ăn cơm một bữa một lưng
Ăn cơm một bữa một lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emDị bản
Ăn cơm ba chén lưng lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Nước uống cầm chừng để dạ thương emCơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền
-
Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc nồi cơm trắng để ôi
Tiếc con người lịch mà soi gương mờ.Dị bản
Tiếc nồi cơm trắng mà khê
Tiếc con người lịch mà về tay ai
-
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
-
Cơm chín tới
-
Sớm rửa cưa
-
Ăn cơm sao đặng mà mời
-
Con ơi chớ lấy vợ giàu
Dị bản
Con ơi chớ lấy vợ giàu,
Cơm ăn chê hẩm, canh bầu chê tanh
-
Sấm trước cơm sấm no, sấm sau cơm sấm đói
-
Ai ai cũng tưởng bậu hiền
-
Cơm sôi to lửa thì ngon
Cơm sôi to lửa thì ngon
Cháo sôi to lửa thì còn nồi không -
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
-
Cám treo heo nhịn đói
Cám treo heo nhịn đói
Dị bản
Cơm treo mèo nhịn đói
-
Muốn ăn cơm nếp độ chà
Dị bản
Muốn ăn cơm nếp độ chà
Muốn coi gái đẹp thì ra Yên Hồ
-
Chẳng nên cơm cháo gì
Chẳng nên cơm cháo gì
-
Bao giờ cho đến tháng năm
Bao giờ cho đến tháng năm
Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn.Dị bản
Bao giờ cho đến tháng mười
Thổi nồi cơm nếp vừa cười vừa ăn.
Chú thích
-
- Vân vi
- Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
-
- Đâm
- Giã, như đâm bèo, đâm tiêu... (phương ngữ).
-
- Bức thuận
- Bức vách ngăn giữa các gian, phòng trong những công trình cổ, thường được chạm trổ tinh xảo để trang trí.
-
- Máu hồng bào
- Máu ghen.
-
- Tô mộc
- Còn gọi là vang, tô phượng, vang nhuộm, co vang, mạy vang, một loại cây thân gỗ nhỏ, rất rắn, có phần đỏ nâu ở phần lõi và trắng ở phần ngoài. Gỗ cây được dùng làm vị thuốc đông y, hay làm thuốc nhuộm đỏ. Ở nước ta gỗ tô mộc còn được sử dụng như một thành phần nấu nước rửa hài cốt khi cải táng. Phần lõi gỗ được dùng trong chạm khắc mĩ nghệ.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Hè
- Dải đất nền phía trước hoặc chung quanh nhà.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Trì
- Lôi, kéo, níu giữ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Troàn
- Truyền.
-
- Ngươn soái
- Nguyên soái (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tổng nhung
- Vị quan võ thống lĩnh toàn bộ việc quân của một địa phương.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sanh sản
- Sinh sản.
-
- Thổ Phồn
- Cũng gọi là Thổ Phiên, Thổ Phiền hoặc Phiên, tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc thống trị vùng Tây Tạng từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9.
-
- Di địch
- Mọi rợ, chưa khai hóa. Người Trung Hoa thời cổ cho rằng nước mình ở giữa thế giới, gọi các dân tộc xung quanh họ, chưa tiếp thu văn hóa Trung Hoa, là Man (ở phía nam), Di (ở phía đông), Nhung (ở phía tây), Địch (ở phía bắc).
-
- Ác côn
- Đứa vô lại, hung dữ.
-
- Dị sự
- Chuyện lạ thường (từ Hán Việt).
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Loan phụng hòa minh
- Chim loan, chim phượng cùng hót. Chỉ vợ chồng hòa thuận, thương yêu nhau.
-
- Thung dung
- Thong dong.
-
- Thôn lân
- Làng xóm láng giềng (từ Hán Việt).
-
- Lao lung
- Khổ cực (từ cổ).
-
- Thất phát
- Cũng như thất bát – mất mùa.
-
- Nàn
- Nạn (từ cũ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Túng tíu
- Túng thiếu (từ cũ).
-
- Thét
- Chịu đựng lâu thành quen (phương ngữ).
-
- Kế tự
- Nối dõi (từ Hán Việt).
-
- Ông gia
- Bố chồng hoặc bố vợ (cách gọi ở một số địa phương miền Trung).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cố
- Gắng, gắng gượng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Cải ngồng
- Một loại cải ăn rất ngọt, được chế biến thành nhiều món ngon.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Sấm
- Một hiện tượng thiên nhiên, là những tiếng nổ rền trên bầu trời khi có giông.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Cơm nếp độ chà
- Loại xôi làm từ nếp và đỗ xanh chà (cán) thành bột, tương tự như món xôi vò.
-
- Yên Hồ
- Một địa danh nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thời nhà Trần vùng này gọi là Bà Hồ, thời Lê gọi là Bình Hồ; theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, tên Yên Hồ có lẽ có từ đời Tây Sơn.