Tìm kiếm "Thanh Long"

Chú thích

  1. Kiến
    Gặp, trông thấy (từ Hán Việt).

    Nhớ câu "kiến ngãi bất vi"
    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

    (Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)

  2. Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
    Chó sợ đất, cọp sợ đá. Theo nhà văn Đoàn Giỏi trong cuốn Những con vật trên rừng dưới biển: Đi trong rừng sợ hổ thì cầm hai hòn đá đánh nhau canh cách, cũng như gặp chó thì ngồi thụp xuống đất, chó sợ nhặt đất đá ném. Hổ nghe đá đánh nhau canh cách không biết tiếng gì sẽ lủi đi.
  3. Tỉnh Khánh Hòa ngày trước có rất nhiều cọp. Bình Thuận thì nhiều ma (theo tín ngưỡng dân gian).
  4. Con so
    Con đầu lòng.
  5. Con rạ
    Con từ đứa thứ hai trở đi, phân biệt với con so.
  6. Cháy
    Lớp cơm sát đáy nồi bị sém vàng đóng thành mảng.
  7. Quạt mo
    Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.

    Chiếc quạt mo

    Chiếc quạt mo

  8. Gạo tám xoan
    Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.

    Gạo tám xoan Hải Hậu

    Gạo tám xoan Hải Hậu

  9. Chim ra ràng
    Chim non vừa mới đủ lông đủ cánh, có thể bay ra khỏi tổ.
  10. Gái mãn tang
    Gái vừa hết tang chồng.
  11. Gà giò
    Gà trống mới lớn, còn non.
  12. O
    Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
  13. Nhọn mồm
    Ác mồm ác miệng.
  14. Ngô
    Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
  15. Có bản chép: bên.
  16. Bà cô bên chồng
    Em gái của chồng.
  17. Rái
    Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
  18. Phải
    Gặp phải, đụng phải (những việc xấu, xui xẻo).
  19. Lai láng
    Tràn đầy khắp nơi như đâu cũng có. Từ này cũng được dùng để chỉ trạng thái tình cảm chứa chan, tràn ngập.

    Lòng thơ lai láng bồi hồi,
    Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.

    (Truyện Kiều)

  20. Đom đóm
    Loài côn trùng cánh cứng nhỏ có khả năng phát quang, có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ.

    Con đom đóm

    Con đom đóm

  21. Gạo
    Loại cây thân mộc, có hoa đỏ thường nở vào tháng 3 âm lịch, thời điểm hết xuân sang hè. Cũng như cây đa, cây hoa gạo là một nét bản sắc quen thuộc của làng quê Việt Nam, thường mọc ở đầu làng, cạnh đình, bến sông... Hoa gạo còn có tên Hán Việt là mộc miên, người Tây Nguyên gọi là hoa pơ-lang.

    Cây hoa gạo

    Cây gạo

  22. Tra hạt
    Đặt hạt giống cây vào vùng đất đã được vun xới, tạo luống, tạo lỗ, chuẩn bị cho việc trồng cây.
  23. Vừng
    Miền Trung và miền Nam gọi là mè, một loại cây nông nghiệp ngắn ngày, cho hạt. Hạt vừng là loại hạt có hàm lượng chất béo và chất đạm cao, dùng để ăn và ép lấy dầu.

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

    Hạt vừng có hai loại: trắng và đen

  24. Bài ca dao này nêu kinh nghiệm trồng vừng (mè) là nên gieo hạt vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè (đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống).