Gặp người quần lãnh áo lương
Ngày dài tưởng nhớ, đêm trường chiêm bao.
Tìm kiếm "quần áo"
-
-
Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần
Dị bản
-
Ra đường quần lĩnh áo the
-
Con chuột rúc rích ao cần
Con chuột rúc rích ao cần
Chồng thức vợ ngủ, chồng lần ra đi
Chồng đánh bạc vợ khóc tỉ ti
Năm xung tháng hạn, của đi thay người
Nó đánh chuyến trước hết bảy quan hai
Cửa nhà cơ nghiệp, quần dài áo bông
Bán đi trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn bằng lòng chồng con
Đắng cay như ngậm bồ hòn
Đắng thì phải chịu, thở than người cười -
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, ăn ở thật thà em thương!
– Anh ở với em, em sắm cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, tối em cho ngủ nhờ mới vâng! -
Em về thưa với mẹ cha
-
Ai giàu thì mặc ai giàu
Ai giàu thì mặc ai giàu
Tớ về nhà tớ hái dâu chăn tằm
Tớ chăn tằm lấy tơ tớ dệt
May áo quần khỏi rét ai ơi
Tham chi tấm áo của người
Họ cho tớ mặc lại đòi tớ ngay -
Em về Kẻ Chợ em coi
Em về Kẻ Chợ em coi
Kìa dinh quan lớn, kìa chòi bắn cung
Con ngựa hồng bao tiền, bao hậu
Các quan trào áo bậu lưng đai
Súng anh vác vai, hỏa mai anh tọng nạp
Anh bắn mai này đùng đùng dạ dạ
Anh bắn mai này trả nợ nhà vương
Thương anh gối đất nằm sươngDị bản
-
Mẹ ơi năm nay con mười tám tuổi rồi
– Mẹ ơi năm nay con mười tám tuổi rồi
Chồng con chưa có, mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn năm quan
Cau chẵn năm ngàn
Lợn béo năm con
Áo quần năm đôi
– Mẹ ơi, năm nay con hai mươi ba tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Com chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn ba quan
Cau chẵn ba ngàn
Lợn béo ba con
Áo quần ba đôi
– Mẹ ơi, năm nay con ba mươi hai tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn một quan
Cau chẵn một ngàn
Chó béo một con
Áo quần một đôi
– Mẹ ơi, năm nay con bốn mươi ba tuổi rồi
Chồng con vẫn hoàn chưa có… mẹ thời
Mẹ thời… cho không. -
Thơ đúm
Sớm đi chơi hội
Tối về quay tơ
Dải yếm phất phơ
Miếng trầu, mồi thuốc
Miếng ăn, miếng buộc
Miếng gối đầu giường
Muốn tìm người thương
Tìm đâu cho thấy?
Đôi tay nâng lấy
Cất lấy thoi vàng
Cái sợi nằm ngang
Đứt đâu nối đấyĐầu rối biếng gỡ
Tơ rối biếng quay
Lông mặt lông mày
Sao anh biếng đánh
Quần hồ áo cánh
Bác mẹ sắm sanh
May áo để dành
Cho anh mặc mát
Anh mặc cho mát
Anh xếp cho gãy nếp ra
Bác mẹ tuổi già
Con thơ vấn vít … -
Vè Tết
Hạ lợi bước qua
Chánh ngày hăm ba
Lễ đưa ông Táo
Hai là lễ đáo
Tảo mộ ông bà
Cổ tích bày ra
Truyền cho con cháu
Từ ngày hăm sáu
Dĩ chí ba mươi
Cá thịt tốt tươi
Ông bà tiếp rước
Phải dùng cây trước
Lấy nó làm nêu
Thiên hạ cũng đều
Lo chưng đồ đạc … -
Tài trai đâu đáng tài trai
Tài trai đâu đáng tài trai
Tổ tôm xóc đĩa dông dài cả đêm
Canh trước tướng hãy còn tiền
Canh sau thua hết, ngồi bên lọ hồ
Cái ngoảnh đi, đưa tay thò
Cái ngoảnh lại, giả đò chén say
Còn tiền đánh cái cũng hay
Hết tiền đi ngủ, cũng hay giật mình
Tưởng sự tình, bạc nầy hai sấp
Chẳng ai ngờ, nó lại sấp ba … -
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Quần đen áo trắng nhởn nhơ
Làm cho anh chạy sụp bờ gãy chân -
Thay quần thay áo thay hơi
-
Ra đường quần lĩnh áo sồi
-
Một bên quần rộng áo dài
-
Em tham nơi quần rộng áo dài
-
Mình vàng bận áo cũng vàng
-
Cờ bạc là bác thằng bần
Dị bản
Cờ bạc là bác thằng bần
Cửa nhà bán hết ra thân ăn màyCờ bạc là bác thằng bần
Ruộng nương bán hết xỏ chân vào cùmCờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm
-
Nhởn nhơ cô gái cửa Đông
Chú thích
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Lương
- Hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần
- Quen biết nhau thì đánh giá nhau qua lòng dạ, lối ăn ở. Không biết nhau thì đánh giá nhau qua vẻ ngoài.
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Me
- Con bê (phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
-
- Rau cần
- Một loại rau xanh thường được nhân dân ta trồng để nấu canh, xào với thịt bò, hoặc làm vị thuốc.
-
- Năm xung tháng hạn
- Thời kì gặp nhiều rủi ro, tai họa, theo quan điểm về lí số. Ví dụ, những người sinh vào năm thân thì dễ gặp xui xẻo trong những "năm xung" là Dần, Thân, Tị, Hợi.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Nón dấu
- Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Trào
- Triều (từ cũ).
-
- Hỏa mai
- Cái mồi lửa, dùng để đốt dây mồi cho cháy trước khi bắn.
-
- Áo nậu
- Áo vải màu có nẹp, ngày trước phu, lính hoặc những người mang đồ rước mặc trong những dịp long trọng.
-
- Chim khách
- Còn gọi là yến nhung hoặc chim chèo bẻo, có bộ lông màu đen than, đuôi dài tẽ làm đôi. Tiếng kêu của chim nghe như "khách... khách" nên nó có tên như vậy. Theo dân gian, chim kêu tức là điềm báo có khách đến chơi nhà.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Con thoi
- Bộ phận của khung cửi hay máy dệt, ở giữa phình to, hai đầu thon dần và nhọn (vì vậy có hình thoi), có lắp suốt để luồn sợi.
-
- Hồ
- Kĩ thuật làm cho sợi dệt hoặc vải thấm đều một lớp nước có pha lớp bột hoặc keo cho cứng.
-
- Hạ lợi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hạ lợi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chánh
- Chính.
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Lễ đáo
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lễ đáo, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Tảo mộ
- Quét mồ. Theo tục cổ, đến tiết Thanh minh con cháu đi viếng và sửa sang lại phần mộ của cha mẹ tổ tiên. Ở Trung và Nam Bộ, lễ này được gọi là dẫy mả, và được tổ chức vào tháng chạp hằng năm.
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-
- Dĩ chí
- Cho đến (từ Hán Việt).
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Tổ tôm
- Một trò chơi bài lá phổ biến trong dân gian ngày trước (hiện chỉ thấy được chơi ở nước ta), thường chơi trong các dịp lễ, Tết. Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "tụ tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách.
-
- Xóc đĩa
- Lối đánh bạc ăn tiền bằng cách xóc bốn đồng tiền (hoặc bốn miếng bìa có hai mặt khác nhau) trong một cái đĩa, trên có bát úp kín, ai đoán trúng có mấy đồng sấp, mấy đồng ngửa thì được. Có nơi gọi xóc đĩa là xóc dĩa, hoặc có tên khác là mở bát.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Lọ hồ
- Lọ đựng tiền xâu trong một canh bạc.
-
- Cái
- Cũng gọi là nhà cái, người nắm vai chủ của một ván bài, sới bạc hoặc cuộc cá cược.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Lụa sồi
- Lụa dệt bằng tơ tằm nhưng sợi thô, nếu sợi dệt xe đôi thì gọi là sồi xe, khác với lụa tơ tằm được dệt bằng tơ tằm sợi nhỏ nên mỏng, mềm và mịn hơn.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Ươm tơ dệt lụa
- Quá trình sản xuất tơ lụa từ kén tằm. Kén được luộc trong nước nóng (chừng 80ºC) để tạo chất kết dính, sau đó người ươm tơ dùng đũa se nhiều sợi tơ trong kén lại thành một sợi tơ chỉ, luồn qua bàn kéo sợi, kéo thành từng cuộn. Ở công đoạn này tơ vẫn còn là "tơ sống," rất cứng, phải luộc cho mềm trước khi đưa vào dệt lụa. Nhộng rơi ra sau khi kén hết tơ được vớt lên, dùng làm thức ăn.
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Cửa Đông
- Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.