Chim phượng hoàng bay ngang qua chợ
Nghe anh có vợ, em mới lấy chồng
Chầu rày cá đã theo sông
Bến hiền thuyền đậu, anh trông nỗi gì?
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Quạ bay mỏi cánh quạ sà
-
Con gái bảy nghề
-
Hồi mô năm nút đều gài
-
Chưa chồng mặt lắc mày lay
Chưa chồng mặt lắc mày lay
Chồng rồi, ruồi đậu ruồi bay mặc ruồi -
Dù khi mẹ chết
Dù khi mẹ chết
Các con giết cho mẹ năm trâu bảy bò
Không bằng mẹ sống
Các con cho mẹ đi lấy chồng -
Anh thương em từ thuở mẹ bồng
Anh thương em từ thuở mẹ bồng,
Bây giờ em lớn, lấy chồng bỏ anh -
Hỡi cô môi đỏ má hồng
Hỡi cô da đỏ má hồng
Cô đi theo chồng cô bỏ xứ cha
Bây giờ tuổi tác đã già
Xứ chồng cô bỏ xứ cha cô về -
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Giờ ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa kia ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Từ ngày tôi về cùng anh
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi
Đất rắn nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ để tôi lấy chồng
Có lấy thì lấy cách sông
Để tôi lấy chồng cách ngõ anh raDị bản
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba
Xưa tôi ở cùng mẹ cha
Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành
Bây giờ tôi về cùng anh
Anh tham nhan sắc, anh tình phụ tôi
Đất sỏi nặn chẳng nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
Anh đi lấy vợ cách sông
Để tôi lấy chồng giữa ngõ anh raXưa kia ở với mẹ cha
Mẹ cha yêu quý như hoa trên cành
Từ ngày tôi ở với anh
Anh đánh anh chửi anh tình phụ tôi
Đất xấu chả nặn nên nồi
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng
-
Anh về đô thị hôm nao
-
Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Nơi lộng tiếng hát, nơi vang tiếng cười
Những trông lúa chín mà vui
Bông ngã bông cúi, bông thời gió lay
Lưỡi liềm bán nguyệt cầm tay
Lúa vàng nghìn gốc, muôn cây thu về
Bõ khi mưa nắng dãi dề
Bõ công dậy sớm, thức khuya bấy chầy
Trồng cây ăn quả có ngày
Đất kia đâu phụ công này mà lo -
Một lo đứng cửa trông ra
Một lo đứng cửa trông ra
Hai lo đi lấy chồng xa nước người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo đi ngược về xuôi sao đành
Năm lo lúc tử lúc sinh
Sáu lo con cái một mình đường xa
Bảy lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo em thiệt cả mười
Để em kiếm lối tìm nơi đi về -
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh -
Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi
Ba tháng biết lẫy,
Bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò biết đi -
Cái gò thây lẩy, bảy cái lỗ cua
-
Bấy lâu ni ăn mắm đã chai
-
Lạy trời cho cả gió lên
-
Bây giờ tiền hết gạo không
-
Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Tiếng chuông lay bóng bồ đề
Con chim trắng cánh bay về Tây Thiên
Mong sao dân tộc bình yên
Đạo lành che chở dân hiền thương yêu
Dù cho đất sập trời xiêu
Lòng tôi vẫn nhớ những điều giá gương
Khắp nơi đồng ruộng phố phường
Nhớ lời Phật dạy phải thương nhau cùng
Đạo vàng điểm núi tô sông
Xây nền văn hóa Lạc Hồng thắm tươi -
Gió bay đôi dải yếm đào
Chú thích
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Chầu rày
- Giờ đây (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Thì la, thì lảy
- Từ cũ chỉ bộ phận sinh dục nữ.
-
- Ngồi lê
- Ngồi lê la, hết chỗ này tới chỗ khác.
-
- Dựa cột
- Ngồi dựa vào cây cột để nghỉ ngơi.
-
- Láu táu
- Hấp tấp, lanh chanh.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Choại
- Một loài dương xỉ mọc hoang trong rừng ẩm nhiệt đới ven các con sông, kênh rạch. Ở nước ta dây choại có nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười, Cà Mau, Hậu Giang, Rạch Giá. Lá và đọt non dùng làm rau, thân dai và bền, chịu được lâu trong nước nên được dùng làm dây thừng và dụng cụ đánh cá, và còn được dùng làm thuốc.
-
- Bán nguyệt
- Nửa hình tròn (bán nguyệt từ Hán Việt nghĩa là nửa mặt trăng).
-
- Bấy chầy
- Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
-
- The
- Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.
-
- Đồng bạc Mexicana
- Đồng bạc của nước Cộng hòa Mexico (Republica Mexicana), do thực dân Pháp cho phép lưu hành ở nước ta từ năm 1862, tới 1906 thì chính thức cấm lưu hành trên toàn Đông Dương. Đồng bạc hình tròn, chính giữa có hình con ó biển cổ cong, nhân dân gọi là đồng bạc con cò (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim, hoặc đồng hoa xòe, vì mặt sau có hình chiếc nón tỏa hào quang trông như bông hoa đang xòe ra). Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm, bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Lê Thái Tổ
- Tên húy là Lê Lợi, sinh năm 1385, mất năm 1433, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, sáng lập nhà Hậu Lê. Ông được đánh giá là một vị vua vĩ đại và là anh hùng giải phóng dân tộc trong lịch sử nước ta. Đương thời ông tự xưng là Bình Định vương.
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Tây Thiên
- Hay Tây Vực, Thiên Trúc, Tây Phương, những tên gọi trong Phật giáo chỉ Ấn Độ, vì nước này nằm ở phía Tây của Trung Quốc.
-
- Điều giá gương
- Xem chú thích Nhiễu điều.
-
- Lạc Hồng
- Con Lạc cháu Hồng (Con của loài chim Lạc, cháu của dòng giống Hồng Bàng). Chim Lạc là một loài chim trong truyền thuyết, được xem là biểu tượng của Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử nước ta (sau Văn Lang của các vua Hùng). Hồng Bàng là tên gọi chung cho giai đoạn thượng cổ nước ta, chủ yếu dựa trên các truyền thuyết, truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học.
Nhân dân ta tự nhận là con Lạc cháu Hồng. Từ "Lạc Hồng" đôi khi được đảo thành Hồng Lạc, tương tự như đối với "con Hồng cháu Lạc."
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.