Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Suốt mình trắng nõn như bông
Gió xuân thỉnh thoảng bợp lông trên đầu
Hỏi cò vội vã đi đâu
Xung quanh mặt nước một màu bao la
Cò tôi bay lả bay la
Bay từ cửa tổ bay ra cánh đồng
Cha sinh mẹ đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi …
Tìm kiếm "lẩy bẩy"
-
-
Bây giờ túng lắm em ơi
Bây giờ túng lắm em ơi
Bán hết cái nồi cho chí cái vung
Còn mười thước ruộng ngoài đồng
Cửa nhà sạch hết trông mong nỗi gì
Còn được cái ổ lợn con
Nuôi chi ngoắt nghéo gầy mòn khốn thân
Ăn thì chả có mà ăn
Bán đi trả nợ cho xong, mẹ mày
Kẻo mà nó kẹp đêm nay
Đôi chân kẹp phản, đôi tay kẹp giường
Giá nhà tôi đáng một nghìn
Cầm bằng mấy chục cho liền đêm nay
Bảy chục chẳng đủ nợ này
Hai chân kẹp phản, hai tay kẹp giường
Lạy ông tha kẹp cho tôi chạy tiền
Tôi về tôi bán vợ tôi
Lấy ba chục nữa cho đầy một trăm -
Khi đầu em nói em thương
Khi đầu em nói em thương
Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt dây
Tưởng là rồng ấp lấy mây
Ai ngờ rồng ấp lấy cây bạch đànDị bản
Khi đầu em nói em thương
Bây giờ gánh nặng giữa đường đứt dây
Tưởng là rồng ấp được mây
Ai ngờ rồng ấp phải cây chổi cùn!
-
Hồi nào em thề nguyện với qua
-
Chim quyên ăn trái nhãn lồng
-
Nào khi gánh nặng em chờ
Nào khi gánh nặng anh chờ
Qua truông anh đợi bây giờ nghe ai?
– Qua truông anh đạp lấy gai
Anh ngồi anh lể nào ai mượn chờDị bản
Nào khi gánh nặng em chờ
Qua truông em đợi, bây giờ phụ em
-
Kể chi trời rét đồng sâu
-
Dẫu rằng đá nát vàng phai
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Hôm qua em đi hái chè
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao
Nếu em càng giẫy, nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ.Dị bản
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió hắn đè em ra
Em xin mà hắn không tha
Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào
Đêm về lòng những khát khao
Ngày mai em lại đồi cao hái chè
-
Buồn tình chẳng muốn đeo hoa
-
Chuông trên lầu kêu sáu khắc
-
Nghé ơ nghé
Nghé ơ nghé
Nghé bông hay là nghé hoa
Như cà mới nở
Mẹ cõng xuống sông
Xem rồng lấy nước
Mẹ gọi tiếng trước
Cất cổ lên trông
Mẹ gọi tiếng sau
Cất lồng lên chạy
Lồng ba lồng bảy
Lồng về với mẹ
Nghé ơ
Mày như ổi chín cây
Như mây chín chùm
Như chum đựng nước
Như lược chải đầu
Cắn cỏ ăn no
Kéo cày đỡ mẹ
Việc nặng phần mẹ
Việc nhẹ phần con
Kéo nỉ kéo non
Kéo đến quanh tròn
Mẹ con ta nghỉ
Ông khách hỏi mua
Nhà ta chả bán
Ông khách hỏi hoạn
Nhà ta chẳng cho
Nghé ơ -
Một tình trời định kết đôi
-
Hoàng triều Bảo Đại trị ngôi
-
Trống quân, trống quýt, trống còi
-
Tay cầm cần câu trúc
-
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Ngả nghiên ngả bút thử lòng nhau chơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Đấy có người ngãi đấy rời đây ra
Một ngày thì cũng một xa
Như chim nhớ tổ như ta nhớ mình
Dù rằng bác mẹ chẳng xin
Ta thử đứng lại xem mình lấy ai
Đêm năm canh mong cho chóng sáng chàng ơi
Hỡi người quân tử lấy người ở đâu? -
Vè Tết
Hạ lợi bước qua
Chánh ngày hăm ba
Lễ đưa ông Táo
Hai là lễ đáo
Tảo mộ ông bà
Cổ tích bày ra
Truyền cho con cháu
Từ ngày hăm sáu
Dĩ chí ba mươi
Cá thịt tốt tươi
Ông bà tiếp rước
Phải dùng cây trước
Lấy nó làm nêu
Thiên hạ cũng đều
Lo chưng đồ đạc … -
Tay cầm con dao
Tay cầm con dao
Làm sao cho sắc
Để mà dễ cắt
Để mà dễ chặt
Chặt lấy củi cành
Chạy lên rừng xanh
Chạy quanh sườn núi
Một mình thui thủi
Chặt cây, chặt củi
Tìm chốn ta ngồi
Đỗi mát thảnh thơi
Kìa một đàn chim
Ở đâu bay đến
Ở đâu bay lại
Con đang cắn trái
Con đang tha mồi
Qua lối nọ nó ăn
Cái con hươu kia
Mày đang ăn lộc
Lộc vả, lộc sung
Mày trông thấy tớ
Mày đừng có sợ
Tớ không đuổi mày
Mày quay đi mất -
Sáng ngày cắp nón đón đò
Sáng ngày cắp nón đón đò
Gặp thầy, gặp mẹ chả cho xuống đò
Lạy thầy, lạy mẹ xin chừa
Từ rày chả dám đò đưa với chàng
Chốn sơn lâm lá cỗi thông vàng
Cây bao nhiêu lá thương chàng bấy nhiêu
Bởi chưng bác mẹ nhiều điều
Cho nên tôi phải đăm chiêu về chàng
Ruột tôi héo, gan tôi vàng
Nào ai có biết đoạn trường này không?
Chú thích
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Phản
- Bộ ván dùng để nằm hoặc ngồi như giường, chõng, thường từ 1-3 tấm ván ghép lại, đặt trên một bộ chân vững chãi. Có một số loại phản khác nhau như phản gõ (còn gọi là "bộ gõ" hay "ngựa gõ" là phản làm bằng gỗ gõ), phản vuông (có mặt phản hình vuông), phản giữa, phản chái (do vị trí phản đặt ở trong nhà). Mặt phản không chạm, tiện, chỉ cần cưa, cắt thẳng, bào láng, đánh bóng. Bộ chân đế phản ở các nhà khá giả thì được tiện hình trang trí khá tinh xảo.
Theo tôn ti trật tự ngày xưa, ngồi phản phải xét ngôi thứ, chứ không phải ai muốn ngồi phản nào cũng được. Bậc trưởng thượng thường ngồi giữa phản, vai vế thấp hơn ngồi ở mé bên. Tương tự, chỉ có bậc trưởng thượng mới được ngồi phản giữa, đặt ngay chính giữa nhà. Vai vế thấp hơn phải ngồi phản chái đặt ở gian chái tây hướng ra vườn.
-
- Rồng mây
- Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Lể
- Miền Bắc gọi là nhể, động tác khều một vật gì ra bằng một vật nhọn (lể gai, lể ốc...).
-
- Hồ trưa
- Gần trưa, khoảng trưa (từ cổ).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Đinh ninh
- Nói đi nói lại, dặn đi dặn lại cặn kẽ để nhớ kỹ.
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song
(Truyện Kiều)
-
- Phải gió
- Trúng gió. "Phải gió" còn là từ dùng để nguyền rủa, thường mang sắc thái đùa cợt.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Tếch
- Bỏ đi, chuồn đi.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Hát trống quân
- Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".
Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.
Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.
-
- Bằng đầu
- Ban đầu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Hạ lợi
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hạ lợi, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chánh
- Chính.
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Lễ đáo
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lễ đáo, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Tảo mộ
- Quét mồ. Theo tục cổ, đến tiết Thanh minh con cháu đi viếng và sửa sang lại phần mộ của cha mẹ tổ tiên. Ở Trung và Nam Bộ, lễ này được gọi là dẫy mả, và được tổ chức vào tháng chạp hằng năm.
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
-
- Dĩ chí
- Cho đến (từ Hán Việt).
-
- Nêu
- Cây tre cao đem trồng trước sân nhà mỗi dịp tết Nguyên Đán, trên ngọn có đeo một vòng tròn nhỏ và treo nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng tùy theo địa phương, phong tục, dân tộc. Đọc thêm về sự tích cây nêu.
-
- Thiên hạ
- Toàn bộ mọi vật, mọi người. Đây là một khái niệm có gốc từ Trung Quốc (thiên 天 (trời) hạ 下 (ở dưới), nghĩa đen là "dưới gầm trời").
"Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ." (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)
-
- Lộc
- Chồi lá non của cây. Vì chữ này đồng âm với "lộc" trong "phước lộc," "tài lộc," nghĩa là những điều tốt lành do trời ban cho, nên ở nước ta có phong tục hái lộc đầu năm để cầu may mắn, hạnh phúc cả năm.
-
- Vả
- Cây cùng họ với sung, lá to, quả (thực ra là hoa) lớn hơn quả sung, ăn được.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Đò đưa
- Sang ngang, lấy chồng nhiều lần.
-
- Sơn lâm
- Núi rừng (từ Hán Việt). Cũng nói san lâm hoặc lâm san.
-
- Thông
- Tên loài cây thân gỗ, thẳng và cao, thường xanh (lá hầu như xanh quanh năm), nhựa thơm, quả nón, thường mọc trong các rừng rậm nhiệt đới khắp nước ta. Trong quan niệm Nho giáo, thông cũng tượng trưng cho người quân tử.
-
- Bởi chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.