Khen ai khéo tạc đá bia
Khéo tô vôi trắng khéo đề chữ son
Tìm kiếm "Chú Tàu"
-
-
Kể từ ngày tôi lấy anh
-
Thế gian vợ giống tính chồng
Thế gian vợ giống tính chồng
Đời nào đầy tớ giống ông chủ nhà -
Ruộng rộc mà cấy lúa nhe
-
Vè Cần vương
Vâng lời troàn ngươn soái
Mình đeo ấn Tổng nhung
Lời khuyên rao chư sĩ anh hùng
Mặt phải trái coi qua thời biết
Mình là con trong đất Việt
Chẳng phải người sanh sản cõi Tây phiên
Mà ham di địch tước quyền
Lại nỡ khiến tấm lòng vô hậu
Chớ bắt chước những loài quân dậu
A dua hùa lưng lớn thờ chồn
Đừng bày theo những đảng ác côn … -
Liễn treo ba phía trong đình
-
Suốt ngày nằm ở một nơi
-
Cửa sài yên phận tớ
-
Con cô con cậu thì xa
Con cô con cậu thì xa,
Con chú con bác thật là anh em. -
Chỉ điều ai khéo vấn vương
-
Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
-
Em rầu nỗi mẫu thân mất sớm
-
Thơ từ lão Húng
-
Mụ o chèo chẹt không chi
-
Như rắn mà chẳng cắn ai
-
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.Dị bản
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn kiều chú lính đưa cô tui dìa
Dìa dầy chẳng lẽ dìa không?
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau
Ngựa ô đi tới Quán Cau
Ngựa hồng lẽo đẽo theo sau chợ chiều
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
Nhiều cô gái lứa nên anh chàng ràngChiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Đưa về chợ Thủ bán hũ bán ve
Bán bộ đồ chè bán cối đâm tiêuChiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn kiều chú Xã đưa cô tôi về
Ngựa ô đi tới vườn cau
Ngựa hồng đủng đỉnh đi sau vườn dừaChiều chiều mượn ngựa ông Đô
Mượn ba chú lính đưa cô tôi về
Cô về thăm quán thăm quê
Thăm cha thăm mẹ, chớ hề thăm ai.
-
Quy Nhơn có biển, có cầu
-
Anh ơi có nhớ thuở cùng thề
-
Lên bờ lại muốn xuống thuyền
Lên bờ lại muốn xuống thuyền,
Vì chưng chữ ngãi chữ duyên buộc rồi.
Buộc vào thành cánh hoa hồi,
Khi lên khi xuống hai người cùng khiêng.
Buộc vào tấm lưới sợi giềng,
Khi khơi khi lộng chỉ riêng ta mình.
Chữ duyên chữ ngãi chữ tình,
Cả ba chữ ấy là in hình trong gương.
Lắng nghe nàng nói cũng tình,
Trông nàng bẻ lái càng xinh con thuyền.
Mong cho hương lửa bén duyên,
Để anh phỉ nguyện ước nguyền bấy lâu -
Chẳng thà lăn xuống giếng cái chủm
Chú thích
-
- Phàn xì
- Âm Quảng Đông của hai tiếng phiên thự 番薯, nghĩa là khoai lang.
-
- Ruộng rộc
- Ruộng trũng và hẹp nằm giữa hai sườn đồi núi.
-
- Lúa nhe
- Thứ lúa cổ truyền, thân mảnh, ít hạt nhưng giã trắng nấu trong nồi đất, rất dẻo và thơm. Thứ lúa này mỗi gia đình chỉ cấy một ít, dùng vào việc cúng cơm mới.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Lúa áo già
- Thứ lúa có vỏ đỏ nâu giống lông chim áo già, hạt gạo có màu đỏ, giã trắng vẫn còn màu hồng hồng, ăn ngon cơm.
-
- Troàn
- Truyền.
-
- Ngươn soái
- Nguyên soái (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tổng nhung
- Vị quan võ thống lĩnh toàn bộ việc quân của một địa phương.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sanh sản
- Sinh sản.
-
- Thổ Phồn
- Cũng gọi là Thổ Phiên, Thổ Phiền hoặc Phiên, tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc thống trị vùng Tây Tạng từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9.
-
- Di địch
- Mọi rợ, chưa khai hóa. Người Trung Hoa thời cổ cho rằng nước mình ở giữa thế giới, gọi các dân tộc xung quanh họ, chưa tiếp thu văn hóa Trung Hoa, là Man (ở phía nam), Di (ở phía đông), Nhung (ở phía tây), Địch (ở phía bắc).
-
- Ác côn
- Đứa vô lại, hung dữ.
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Cửa sài
- Từ chữ sài môn, nghĩa là cổng củi, cổng của nhà nghèo.
-
- Tớ
- Tôi tớ, đầy tớ.
-
- Nhà bạc
- Nhà lợp cỏ. Cách nói nhà bạc cửa gai (thường bị chạnh thành nhà bạt cửa gai) dùng để chỉ nhà nghèo.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Hồ Trúc Bạch
- Tên một cái hồ thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Hồ được cho là một phần của hồ Tây trước kia, chúa Trịnh cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc thành Cổ Ngư, giờ là đường Thanh Niên). Trước hồ thuộc làng Trúc Yên, ven hồ có Trúc Lâm viện là nơi chúa Trịnh giam giữ các cung nữ phạm tội. Những cung nữ này làm nghề dệt lụa để kiếm sống. Vì lụa đẹp nổi tiếng, nên dân gian lấy đó làm tên gọi cho hồ (Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc).
-
- Rầu
- Buồn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mẫu thân
- Mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đệ
- Em trai (từ Hán Việt).
-
- Huynh
- Anh trai (từ Hán Việt).
-
- Mụ Bồng
- Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Bồng là vợ lẽ Hoàng Cao Khải, lợi dụng chồng làm quan to, xoay xở trở nên giàu có.
-
- Cô Hồng
- Theo Lịch sử Việt Nam trong tục ngữ, ca dao (Nguyễn Nghĩa Dân): Cô Hồng tức Trần Thị Lan, lấy Tây, vì khéo giao thiệp nên gây được một dinh cơ đồ sộ.
-
- Bạch Thái Bưởi
- (1874 – 1932) Tên thật là Đỗ Thái Bửu, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng An Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội). Ông khởi nghiệp bằng nghề ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, sau đó lấn dần sang kinh doanh trong các lĩnh vực gỗ, hàng hải, mỏ, văn hóa-in ấn... và đạt được nhiều thành công, trở nên rất giàu có. Riêng về hàng hải, ông khéo sử dụng tinh thần đồng bang, cổ vũ người Việt dùng hàng Việt, nhờ đó đánh bại sự cạnh tranh quyết liệt của người Hoa và người Pháp, trở thành "chúa sông Bắc Kỳ." Ngày 22/7/1932, ông mất vì một cơn đau tim.
Bạch Thái Bưởi được coi là một huyền thoại trong lịch sử doanh thương Việt Nam.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Kiều ngựa
- Yên ngựa (từ địa phương).
-
- Quán Cau
- Đèo Quán Cau ở làng Mỹ Phú, còn chợ Quán Cau ở làng Phong Phú, đều thuộc xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây nổi tiếng có giống ngựa thồ rất tốt. Phía đông đèo Quán Cau là đầm Ô Loan, một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.
Về địa danh Quán Cau, có câu chuyện sau: Ngày xưa, nơi chân đèo Quán Cau có một bà cụ già không rõ từ đâu đến. Bà cất quán bán trầu cau, khách bộ hành qua đèo khá dài nên dừng chân giải khát, mua trầu cau ăn nghỉ rồi tiếp tục hành trình. Người đi ra Bắc đến chân đèo thì chờ người bạn đường, cũng mua trầu cau ăn rồi tiếp tục trèo đèo. Vì thế có tên đèo Quán Cau.
-
- Gò Điều
- Tên một xóm thuộc ấp Bình Quang, thôn Phú Điềm (xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ngày nay). Giữa xóm có cây điều to lớn tán lá um tùm, trải bóng mát một vùng, khách qua lại thường dừng chân nghỉ mát. Về sau, khi làm đường cây điều bị chặt đi nhưng xóm vẫn được gọi là Gò Điều.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Chợ Thủ
- Chợ ở tỉnh Thủ Dầu Một (nay là thành phố Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương), ban đầu gọi là chợ Phú Cường. Phần “Thị Điểm” (Chợ Quán) của sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An tục danh gọi là chợ Thủ Dầu Miệt (hay Dầu Một) ở bên lị sở huyện, xe cộ ghe thuyền tấp nập đông đảo.” Đến năm 1889, trên địa bàn huyện Bình An, tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập, chợ Phú Cường trở thành chợ tỉnh Thủ Dầu Một.
-
- Ve
- Cái ly (phiên âm từ danh từ tiếng Pháp "le verre"), còn được hiểu là chai nhỏ, lọ nhỏ.
-
- Cối đâm tiêu
- Cối nhỏ dùng để giã tiêu.
-
- Quy Nhơn
- Một địa danh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Định. Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm, thuộc vùng đất Đàng Trong, xứ Thuận Quảng, từ cách đây hơn 400 năm. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ 11. Tại Quy Nhơn có các danh thắng như Tháp Đôi, Gành Ráng, biển Quy Hòa... cùng các đặc sản như bún chả cá, nem chua...
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Lầu ông Tây
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lầu ông Tây, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thông ngôn
- Phiên dịch (bằng miệng). Đây là một từ cũ, thường dùng trong thời Pháp thuộc. Người làm nghề thông ngôn cũng gọi là thầy thông.
-
- Kí lục
- Một trong hai chức quan phụ tá cho chức quan lưu thủ đứng đầu một tỉnh dưới thời nhà Nguyễn (chức quan kia là cai bạ). Quan kí lục coi việc lễ nghi, khánh tiết, hình án và thưởng phạt cấp dưới. Vị quan kí lục nổi tiếng nhất có lẽ là ông Nguyễn Cư Trinh, trước là kí lục tỉnh Quảnh Bình, sau có công bình định vùng đồng bằng sông Cửu Long về cho nhà Nguyễn.
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
-
- Ba toong
- Gậy chống, thường cong một đầu để làm tay cầm. Từ này có gốc từ tiếng Pháp bâton. Các viên chức, trí thức dưới thời Pháp thuộc thường mang theo gậy này.
-
- Dao lá liễu
- Loại dao có luỡi mỏng như lá liễu, rất bén.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phỉ nguyền
- Thỏa lòng mong ước.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.