Tìm kiếm "Chú Tàu"
-
-
Nước lên khỏi bực tràn bờ
-
Thiếp sắm cho chàng cái tiểu hoa chanh
-
Cô kia cuốc đất bên cồn
-
Cái niêu bằng quả trứng gà
Cái niêu bằng quả trứng gà
Hết ba lẻ gạo chú là chú ơi
Hết nước tôi đổ mồ hôi
Hết ba miếng củi tôi ngồi tôi lo
Nhà chú lắm gạo nhiều kho
Chú cho ăn ít chẳng cho ăn nhiều
Một bữa có một lưng niêu
Chú thím tưởng nhiều bỏ bớt gạo ra
Bây giờ đã đến tháng ba
Giao trâu cho chú tôi ra tôi về
Chú thím vác tiền đi thuê
Tôi chẳng ở nữa tôi về nhà tôi -
Ăn thì chị để phần tôi
Ăn thì chị để phần tôi
Làm thì phần chị chứ tôi không làm -
Tiếng anh ăn học văn chương
Tiếng anh ăn học văn chương
Lại đây em hỏi: Chữ thương ai bày?
– Thương mây thương gió, chẳng có ai bày
Hai đứa mình nói chuyện lâu ngày ắt phải thương. -
Một ngày liệu ở giờ Dần
-
Bầu dục đâu đến bàn thứ năm
-
Đất tháng Giêng tự nhiên cây cỏ mọc
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Bà đội cho chí bà cai
-
Mình ơi tôi nhớ thương mình
Mình ơi tôi nhớ thương mình
Mẹ cha chửi mắng chữ tình nặng thêm -
Dây lưng bốn mối phủ phê
-
Cái cò lặn lội bờ ao
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canhDị bản
Cái cò lặn lội bờ sông
Hỏi cô má hồng lấy chú tôi chăng
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay uống trà đặc, hay nằm ngủ trưa.
-
Con không chê là cha mẹ khó
Con không chê là cha mẹ khó
Chó không chê là chủ nhà nghèo
Chẳng nên chửi chó mắng mèo
Đừng câu cay nghiệt, chớ điều lả lơi -
Trách mình chẳng trách ai đâu
-
Mẹ em đẻ em trong buồng
-
Trèo lên cây trắc ngắt lá đinh lăng
Trèo lên cây trắc ngắt lá đinh lăng
Dòm xuống thấy có chữ rằng:
“Họa phước vô môn”
Trai khôn khó kiếm, gái khôn khó tìm
Ngó lên trăng khuyết lưỡi liềm
Muốn vô gá nghĩa, sợ nỗi niềm mẹ cha.Dị bản
Chữ rằng “Họa phước vô môn”
Sang giàu dễ kiếm, người khôn khó tìm
-
Người ta đi ở lấy công
Người ta đi ở lấy công
Tôi nay đi ở lấy ông chủ nhà -
Anh ngó vô nhà nhỏ
Chú thích
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Hải Vân
- Một con đèo nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng (trước đây là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng) ở phía Nam. Đèo còn có tên là đèo Ải Vân hoặc đèo Mây, vì trên đỉnh đèo thường có mây bao phủ. Đèo Hải Vân một bên là biển, một bên là dốc núi dựng đứng, có tiếng hiểm trở, nhưng đồng thời cũng là một danh thắng từ trước đến nay.
-
- Chữ chi
- Đường dích dắc, đường hình chữ Z, giống như hình chữ chi 之 trong tiếng Hán.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tiểu
- Lọ nhỏ bằng sành, thường dùng để đựng tro cốt người chết sau khi hỏa táng.
-
- Hồi
- Cũng gọi là tai vị, một loại cây mọc nhiều ở các vùng rừng núi miền Bắc, cho quả có nhiều cánh giống hoa nên thường được gọi là hoa hồi. Hồi là một loại dược liệu (hồi hương) và hương liệu, và cũng là một gia vị dùng khi nấu phở.
-
- Cồn
- Đảo nhỏ và thấp. Ở miền Trung và Nam Bộ, cồn còn được gọi là cù lao hoặc bãi giữa, là dải đất hình thành ở giữa các con sông lớn (sông cái) nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Cần
- Siêng năng (từ Hán Việt).
-
- Bầu dục
- Còn gọi là quả cật hay quả thận, một cơ quan trong cơ thể người hay động vật, có nhiệm vụ lọc nước tiểu. Bồ dục lợn là một món ăn ngon.
-
- Bạn ngọc
- Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Tháp Bút
- Tên một tòa tháp ở Hồ Gươm (Hà Nội). Tháp được xây dựng từ thời vua Tự Đức, làm bằng đá, cao năm tầng, đỉnh có hình một chiếc bút lông chỉ lên trời.
-
- Chữ điền
- Chữ 田 (ruộng). Mặt chữ điền tức là mặt cương nghị (nam) hoặc phúc hậu (nữ).
-
- Trắc
- Loại cây lớn, cho gỗ quý, thường dùng để làm đồ thủ công mĩ nghệ, chạm khảm...
-
- Đinh lăng
- Còn có tên là cây gỏi cá, một loài cây nhỏ thường được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền. Ngoài ra, lá đinh lăng cũng là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn rất ngon như gỏi cá, bánh xèo, bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc...
-
- Họa phúc vô môn
- Trích từ một câu trong sách Minh Tâm Bửu Giám "Họa phúc vô môn, duy nhân tự chiêu" (chuyện lành chuyện dữ đều không có cửa đến, mà chỉ do người tự chuốc lấy).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Gia đường
- (Gia: nhà, đường: nhà lớn) nhà cửa ở có thờ phụng ông bà. Cũng dùng để chỉ cha (xuân đường) và mẹ (huyên đường). Người Nam Bộ phát âm thành gia đàng.