Tiếc thay con ngựa cao lành
Để cho chủ ấp tập tành không nên
Tìm kiếm "Chú Tàu"
-
-
Hai ta thề thốt giữa đàng
-
Tay cầm bán nguyệt xênh xang
-
Đêm khuya nước mắt ròng ròng
-
Cá ở ao môn sầu tam tứ nhị
-
Chàng về thiếp chẳng dám van
Chàng về thiếp chẳng dám van
Mừng chàng bốn chữ bình an lại nhà
– Thảm lòng anh lắm nàng ơi
Bao giờ cho hợp duyên tôi cùng nàng -
Hú dê dê
-
Chồng người năng văn năng võ
-
Nguồn cơn tôi biết thế này
-
Tiếng anh ăn học đã thông
– Tiếng anh ăn học đã thông
Em hỏi anh chứ khăn bàn lông mấy đường
– Khăn bàn lông anh đội một nắng hai sương
Đắng cay dầu dãi nên nó có mấy đường anh quên! -
Anh cầm cuốn sách so le
-
Anh đi bộ tướng oai phong
Anh đi bộ tướng oai phong
Nếu không biết chữ, chớ hòng cưới em -
Mừng chàng chẳng dám bạc tiền
Mừng chàng chẳng dám bạc tiền
Mừng chàng hai chữ bình yên thỏa lòng -
Thấy em là gái trâm anh
-
Thân em vừa trắng vừa tròn
-
Thanh Hà bước đến Lai Nghi
-
Anh đi ngang nhà nhỏ
-
Thắp hương mà vái ông bà
-
Đời ôi nhiều nỗi bợn nhơ
-
Cái cò trắng bạch như vôi
Cái cò trắng bạch như vôi
Có lấy làm lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi móc mắt mổ mề xem ganDị bản
Cái cò trắng bạch như vôi
Cô kia có lấy chú tôi thì về
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê
Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canhCái cò trắng bạch như vôi
Có ai lấy lẽ chú tôi thì về
Chú tôi chẳng đánh chẳng chê
Thím tôi móc ruột, lôi mề ăn ganCon cóc ăn trầu đỏ môi
Ai muốn lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê
Mài dao cho sắc, mổ mề xem gan
Chú thích
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Liềm
- Một nông cụ cầm tay có lưỡi cong khác nhau tùy từng loại, phía lưỡi thường có răng cưa nhỏ (gọi là chấu), dùng để gặt lúa hoặc cắt cỏ. Liềm có thể được xem là biểu tượng của nông nghiệp.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Hiệp
- Họp, hợp (sum họp, hòa hợp) (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Đây là trò Hú dê về nhà mẹ hoặc Dê mẹ tìm con. Cách chơi: từ 7 đến 9 em tham gia, em trưởng trò đóng vai dê mẹ, một em đóng vai sói, số còn lại đóng vai dê con. Dê con trốn nơi kín đáo sao cho sói không tìm thấy. Dê mẹ ngồi một nơi hoặc chạy đi chạy lại và hát bài đồng dao này, câu cuối cùng ngân dài. Dê con nghe tiếng mẹ gọi thì rời khỏi chỗ nấp, tìm cách chạy đến chạm vào tay dê mẹ sao cho sói không bắt được. Nếu bị bắt, dê con bị loại khỏi cuộc chơi.
-
- Năng văn năng võ
- Giỏi cả văn lẫn võ.
-
- Đình trung
- Giữa (sân) đình.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Trâm anh
- Cái trâm cài đầu và dải mũ; dùng để chỉ dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội phong kiến.
-
- Bố kình
- Cũng đọc là bố kinh. Bố là vải; kinh là gai, do câu “bố quần kinh thoa” (mặc quần áo bằng vải, cài trâm bằng gai). Thành ngữ xuất phát từ điển tích Lương Hồng đời Ngụy Võ Đế (Trung Quốc), học thức uyên bác và rất trọng khí tiết. Lương Hồng cưới vợ là nàng Mạnh Quang, con nhà giàu có. Lúc mới về nhà chồng, nàng ăn mặc lộng lẫy, trang sức theo con nhà đài các. Lương Hồng lẳng lặng trong bảy ngày không nhìn đến vợ. Mạnh Quang nhận biết, tự thay đổi hàng lụa, mặc quần áo vải, cài trâm bằng gai. Lương Hồng mừng rỡ bảo: “Đây mới chính là vợ của Lương Hồng.” Bố kình vì vậy chỉ người vợ hiền từ, cũng có thể hiểu là người con gái hiền hậu.
-
- Thanh Hà
- Tên một ngôi làng ở Quảng Nam, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, cách phố cổ Hội An chừng 3 km về hướng Tây. Làng có nghề làm gốm truyền thống từ đầu thế kỉ 16.
-
- Lai Nghi
- Tên một thôn gần phố cổ Hội An, thuộc xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tại đây có di chỉ khảo cổ được cho là thuộc văn hóa Sa Huỳnh.
-
- Cẩm Phô
- Tên một làng có từ lâu đời thuộc địa phận phố cổ Hội An, Quảng Nam. Tại đây có đình và chợ cũng có tên là Cẩm Phô. Tên nhân vật Cẩm Phô trong tác phẩm Trại Hoa Vàng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chính là lấy từ địa danh này.
-
- Liễn
- Dải vải hoặc giấy, hoặc tấm gỗ dài dùng từng đôi một, trên có viết câu đối, thường mang ý nghĩa tốt đẹp, cầu hạnh phúc may mắn cho chủ nhà. Liễn thường được treo song song với nhau, gọi là cặp (đôi) liễn.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Lang Sa
- Pha Lang Sa, Phú Lang Sa, Phú Lãng Sa, hay Lang Sa đều là những cách người Việt thời trước dùng để chỉ nước Pháp, ngày nay ít dùng. Các tên gọi này đều là phiên âm của từ "France".
-
- Mã tà
- Lính cảnh sát thời thuộc địa. Nguồn gốc của từ này đến nay vẫn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ tiếng Mã Lai là mata-mata, có nghĩa là "cảnh sát," lại có người cho rằng xuất xứ từ này là matraque, tiếng Pháp nghĩa là cái dùi cui.
-
- Phao
- Quăng, ném (từ cũ).