Tìm kiếm "thờ cúng, cúng giỗ"

Chú thích

  1. Vạn thọ vô cương
    Thọ vạn năm chẳng cùng. Đây là lời chúc thọ.
  2. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Cao Lãnh
    Thành phố đồng thời là tỉnh lị của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cũng là tên một huyện của tỉnh Đồng Tháp, cách thành phố Cao Lãnh 8 km về hướng Đông-Nam.
  4. Cần Thơ
    Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.

    Cầu Cần Thơ

    Cầu Cần Thơ

  5. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  6. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  7. Bình hương
    Loại lọ bằng gỗ, sành hoặc sứ, thường có hoa văn, để cắm và thắp nhang trên bàn thờ hoặc những chỗ thờ cúng khác. Tùy theo hình dạng mà bình hương cũng gọi là bát hương hoặc nồi hương.

    Bát hương và cặp lọ trang trí

    Bát hương và cặp lọ trang trí

  8. Đào tơ
    Do tiếng Hán Đào yêu, tên một bài thơ trong Kinh Thi, trong có đoạn:

    Đào chi yêu yêu,
    Hữu phần kỳ thực.
    Chi tử vu quy,
    Nghi kỳ gia thất.

    Tạ Quang Phát dịch:

    Đào tơ mơn mởn tươi xinh,
    Trái đà đơm đặc đầy cành khắp cây.
    Theo chồng, nàng quả hôm nay.
    Ấm êm hòa thuận nồng say gia đình.

    Văn học cổ thường dùng những chữ như đào non, đào tơ, đào thơ, đào yêu... để chỉ người con gái đến tuổi lấy chồng.

  9. Sáo
    Còn gọi là mành sáo, là tấm đan bằng tre, có nan to, thường treo trước nhà hoặc gần cửa sổ để che nắng. Sáo cũng có thể được treo trước bàn thờ.

    Mành sáo

    Mành sáo

  10. Biểu
    Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  12. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  13. Xáng
    Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
  14. Làng Vân
    Cũng gọi là Vạn Vân, tên dân gian của làng Vân Xá, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng Vân nổi tiếng với rượu Làng Vân, loại rượu nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng với men rượu bí truyền.

    Rượu làng Vân lung linh men ngọt
    Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
    Những chàng trai say suốt cả mùa

    (Hà Nội, phố - Phan Vũ).

  15. Thổ Hà
    Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
  16. Đá nát nung vôi
    Vôi cục được làm từ đá vôi bằng cách bỏ vào lò nung. Vôi ăn trầu được làm từ vôi cục hòa với nước (vôi tôi) để lâu. Theo tục ăn trầu, vôi càng nồng càng ngon.

    Vôi cục

    Vôi cục

  17. Mần thơ
    Viết thư (phương ngữ Nam Bộ).
  18. Cui
    Một loại cây chịu nước mặn, có phiến lá lớn cứng giòn, gỗ chắc, mối mọt khó gặm, có thể dùng để đóng bàn ghế.
  19. Phú Thọ
    Một tỉnh miền núi, trung du thuộc vùng Đông Bắc nước ta, giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Sơn La; có tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì. Phú Thọ được coi là vùng đất tổ, tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nhà nước Văn Lang, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

    Cảnh đẹp đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ)

    Cảnh đẹp đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ)

  20. Kẻ Ngọ
    Địa danh cũ nay thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
  21. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  22. Ba làng Trà Lũ
    Ba làng Trà Trung, Trà Bắc và Trà Đoài (ba thôn Trung, Bắc, Nam) thuộc huyện Giao Thủy, xã Xuân Trường, trấn Nam Định, nay là xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là nơi nghĩa quân của Phan Bá Vành rút về cố thủ khi bị quân triều đình đàn áp.
  23. Trang
    Đồ bằng gỗ, được đóng hoặc treo trên tường, chỗ cao ráo, trang trọng để thắp nhang, đặt bình hoa và các vật phẩm khác để thờ cúng ông bà tổ tiên.
  24. Nón bài thơ
    Loại nón nổi tiếng của xứ Huế, giữa hai lớp lá nón có lồng ép thơ, ca dao hoặc/ và hình hoa văn trang trí, chỉ thấy được khi soi ngược sáng.

    Nón bài thơ

    Nón bài thơ

  25. Tấm triệu
    Còn gọi là minh tinh, dải lụa dài trên có chữ ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần… của người chết, treo trên một chiếc đòn nhỏ có người khiêng (gọi là giá triệu), được khiêng đi trước quan tài trong đám tang.
  26. Tiên sư
    Người dựng nên một thuyết hay một nghề nghiệp (từ Hán Việt).
  27. Cẩu khử thổ, hổ khử thạch
    Chó sợ đất, cọp sợ đá. Theo nhà văn Đoàn Giỏi trong cuốn Những con vật trên rừng dưới biển: Đi trong rừng sợ hổ thì cầm hai hòn đá đánh nhau canh cách, cũng như gặp chó thì ngồi thụp xuống đất, chó sợ nhặt đất đá ném. Hổ nghe đá đánh nhau canh cách không biết tiếng gì sẽ lủi đi.
  28. Chợ Bến Thành
    Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  29. Xúp lê
    Cũng viết là súp lê, phiên âm từ tiếng Pháp của động từ souffler (kéo còi tàu thủy). Còn được hiểu là còi tàu.
  30. Xe lửa Sài Gòn
    Vào đầu thế kỉ 20, người Pháp đã tiến hành xây dựng một mạng lưới giao thông đường sắt hoàn chỉnh kết nối Sài Gòn với những tỉnh thành phụ cận. Cuối năm 1881, hệ thống xe lửa nhẹ nối liền hai khu vực chính của thành phố là Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu họat động, ban đầu chạy bằng hơi nước, sau đó chạy bằng điện. Mạng lưới này dần dần được mở rộng, lan tới Gò Vấp rồi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một.
    Nổi tiếng hơn là tuyến xe lửa Sài Gòn-Mỹ Tho dài 70 kí-lô-mét, khởi hành từ chợ Bến Thành, quan Bình Chánh, Bến Lức, Tân An rồi đến ga chính ở Mỹ Tho (gần vườn hoa Lạc Hồng ngày nay). Vào thời gian đầu, khi chưa có cầu Bến Lức và cầu Tân An, cả đoàn tàu phải xuống phà đế băng qua hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Tuyến đường này khánh thành vào giữa năm 1885, tồn tại 73 năm, đến năm 1958 thì ngừng hoạt động.
    Nhiều dấu tích của mạng lưới đường sắt nội thị ngày xưa cũng như của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho như đường rày, cầu, giếng nước vẫn còn tồn tại.

    Xe lửa nhẹ (tramway) nối liền Sài Gòn - Gia Định

  31. Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim
    Tám ngôi làng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh Quảng Bình ngày xưa: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.
  32. Trượng
    Đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam và Trung Hoa. Một trượng dài khoảng 4 mét. Trong văn học cổ, "trượng" thường mang tính ước lệ (nghìn trượng, trăm trượng…).
  33. Ba đào
    Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
  34. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  35. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  36. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  37. Vịnh
    Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.

    Vịnh Cam Ranh thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

    Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa.

  38. Thọ bệnh
    Mắc bệnh (từ Hán Việt).