Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu với say
Khi nay thuốc phiện khi mai tài bàn
Tìm kiếm "ban, buổi, hôm"
-
-
Bướm đeo dưới dạ cây bần
-
Năm canh trông bạn cả năm
-
Chẳng tham nhà ngói bức bàn
-
Đệm sút vun, bàng vẫn là bàng
-
Một trăm con bướm trắng
-
Mai sau đói rách cơ hàn
-
Áo không khô vì chưng áo ướt
-
Con dâu tôi dại lại khờ
Con dâu tôi dại lại khờ
Nấu cơm trong bếp quên sơ, quên vần
Nấu canh như thể xà bần
Bữa mặn bữa lạt, không lần nào ngon
Làm bánh, nắn cục nắn hòn
Bỏ vô mà hấp chẳng còn chút nhưn
May áo rồi lại may quần
Tra khuy lộn ngược sau lưng vá quàng
Đi chợ phải thói ăn hàng
Mua ba đồng mắm chợ tan mới về
Về nhà rồi đi ngồi lê
Cửa nhà dơ dáy chắng hề quét lau
Nuôi heo sợ tốn cám rau
Tới mùa gặt hái giả đau ở nhà!Dị bản
Con nhà ai nho nhỏ lại khờ
Nấu cơm trong bếp quên sơ, quên vần
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Dĩa bàng thang con tôm càng dựng đứng
-
Dĩa bàn thang bịt vàng đơm chả
Dĩa bàng thang bịt vàng đơm chả
Phụ mẫu em nghèo, khoan đã bớ anh -
Mồm gàu giai, tai lá mít, đít lồng bàn
-
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Tua rua thì mặc tua rua
Dị bản
Trâu hay không ngại cày trưa
Mạ già ruộng ngấu không thua bạn điền
-
Ăn chanh nhớ tỏi bùi ngùi
Ăn chanh nhớ tỏi bùi ngùi
Ngồi trong liếp hẹ nhớ mùi rau răm
Hỡi người bạn cũ quanh năm
Quay tơ có nhớ mối tằm xa xưa?Dị bản
Ăn tiêu nhớ tỏi bùi ngùi
Ngồi bên đám hẹ nhớ mùi rau răm
Hỡi người quân tử trăm năm
Quay tơ có nhớ mối tằm hay không?
-
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu
Hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
Bây giờ em đặng chữ vu quy
Em ham nơi quyền quý, em sá gì nghĩa anh.Dị bản
-
Anh thương em
-
Vè bần phú
Thảo một bài bần phú,
Luận đôi câu nhơn nghĩa tinh vi.
Kẻ đắc thời đắc lễ đắc nghi
Người thất thế, thất thi thất nghiệp.Cũng có kẻ cực già đời mãn kiếp,
Cũng có người phong lưu tự bé chí già.
Việc ấy nghĩ không ra,
Chẳng biết tại căn hay là tại số?Cũng có kẻ ở phường, ở phố,
Cũng có người sầu giả lâm bô.
Đã khắp trong cửu quận mười đô,
Vì hai chữ phú bần lợn lạo. … -
Muốn lấy con tao
-
Chơi con quốc
Chơi con quốc
Con quốc cho giò
Chơi con bò
Con bò cho nhau
Chơi buồng cau
Buồng cau cho trái
Chơi con gái
Con gái cho hun
Chơi bụi môn
Bụi môn cho bọc
Chơi trường học
Trường học cho bút
Chơi bông bụt
Bông bụt cho hoa …
Chú thích
-
- Thuốc phiện
- Trước đây thường được gọi là á phiện, loại thuốc được chiết xuất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc, có công dụng giảm đau và còn được dùng pha trộn để hút tiêu khiển. Một số loại á phiện có khả năng gây nghiện như moóc-phin và hê-rô-in.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Phân
- Nói cho rõ, bày tỏ.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Vun
- Manh đệm đươn (đan) bằng cỏ bàng, có chiều dài khoảng 2m, rộng gần 1m. Để cho bìa vun đệm khỏi sút sổ, người ta phải “bẻ bìa”, tức là thắt đầu các cọng bàng lại với nhau theo dây chuyền (gần giống như kiểu thắt tóc bím). Xem thêm Nghề đươn đệm ở Đồng Tháp Mười.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Bạn biển
- Những người làm mướn về nghề đi biển, nghề cá. Làm nghề này cũng gọi là đi bạn hoặc đi ghe bạn.
-
- Đờn
- Đàn (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Dức
- Mắng nhiếc. Còn nói dức bẩn (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Sơ
- Dùng đũa cả (đũa bếp) xới cơm đang nấu trong nồi cho mau khô, chín cơm.
-
- Xà bần
- Đồ phế thải như gạch ngói, vôi vữa... từ các công trình xây dựng, cũng có thể hiểu rộng là rác rến. Từ này có gốc từ tiếng Trung Quốc thập bình 什平, nghĩa là "nhiều món trộn lẫn với nhau," dùng chỉ đồ ăn vụn, đồ thừa.
-
- Nhưn
- Nhân (cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Vá quàng
- Những người phải lao động, khuân vác nhiều, phần lưng và vai áo thường rách thành lỗ lớn. Người ta vá những chỗ ấy bằng miếng vải to, có khi không trùng màu, gọi là vá quàng.
-
- Dĩa bàng thang
- Dĩa làm bằng sứ, lớn, thường dùng để đựng đồ thờ cúng.
-
- Tôm càng
- Một loài tôm lớn nước ngọt có càng dài. Tôm càng có thể dài đến 30 cm, là một loại hải sản có giá trị và nhiều dinh dưỡng. Trong lúc còn là ấu trùng, tôm càng sống ở nước lợ, nhưng khi trưởng thành chúng sống hoàn toàn ở nước ngọt. Vì là một loại hải sản quý, tôm càng được chăn nuôi rộng rãi ở nước ta.
-
- Gàu giai
- Có nơi gọi là gàu dây, dụng cụ nhà nông dùng để tát nước cho lúa hoặc tát ao, tát đầm khi bắt cá. Gàu giai được đan bằng tre, nứa hoặc mây. Khi tát nước, hai người đứng hai bên, mỗi người nắm một đầu thừng để cùng tát.
-
- Lồng bàn
- Đồ đan bằng tre nứa, ngày nay còn được làm bằng nhựa, có hình thúng, dùng để đậy thức ăn, chống ruồi muỗi đậu vào.
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tua rua
- Tên gọi dân dã trong tiếng Việt của cụm sao phân tán M45 trong chòm Kim Ngưu (Taurus), ở Việt Nam thường thấy được vào lúc sáng sớm đầu tháng 6 dương lịch. Tua Rua còn được nông dân đồng bằng Bắc Bộ gọi là Sao Mạ vì xuất hiện trên bầu trời vào thời vụ gieo mạ lúa mùa chính vụ. Trong bầu trời đêm thì mắt thường có thể nhìn thấy chín ngôi sao sáng nhất của cụm sao này, vì thế trong dân gian mới có câu "Sao Tua (Vua) chín cái nằm kề."
-
- Ruộng ngấu
- Ruộng đã được cày bừa kĩ.
-
- Bạn điền
- Bạn nhà nông.
-
- Liếp
- Luống (liếp rau, liếp cà...)
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Phú tắc cộng lạc, bần tắc cộng ưu, hoạn nạn tương cứu, sinh tử bất ly
- Giàu cùng chung vui, nghèo cùng chung lo, gặp hoạn nạn thì cứu nhau, sống chết không chia lìa. Đây là những câu người ta hay thề khi kết nghĩa anh em, vợ chồng.
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Mui, lái, mũi
- Các bộ phận của một con thuyền.
-
- Ban cua lưỡi trắng
- Bệnh thương hàn, da nổi mẩn đỏ, lưỡi trắng.
-
- Vinh hiển
- Vẻ vang, rạng rỡ vì làm nên việc lớn, có tiếng tăm.
-
- Thảo
- Viết ra.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Đắc thời đắc lễ đắc nghi
- Được thời thì được lễ nghi (chữ Hán).
-
- Thất thế
- Mất thế lực, mất chỗ tựa. Từ chữ Hán thất 失 (mất) và thế 勢 (thế lực).
-
- Thất nghiệp
- Không có nghề nghiệp, việc làm.
-
- Mãn kiếp
- Suốt đời, cho đến tận lúc chết (thường nói về việc không hay).
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Căn
- Gốc rễ (chữ Hán). Khái niệm căn thường được gặp trong lí thuyết Phật giáo, chỉ những điều căn bản, gốc rễ của nhận thức, sự việc.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Truyện Kiều)
-
- Số kiếp
- Vận mệnh của một đời người.
-
- Lâm bô
- Có nguồn gốc từ danh từ limbo trong tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là một nơi giam cầm các linh hồn hay đang ở vào một tình trạng nào đó dang dở.
-
- Cửu
- Số chín, thứ chín (từ Hán Việt)
-
- Lợn lạo
- Có thể là cách đọc trại đi của từ lộn lạo.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.
-
- Nhau
- Nhau thai. Có nơi đọc là rau.
-
- Khoai môn
- Tên một số giống khoai gặp nhiều ở nước ta, cho củ có nhiều tinh bột, ăn được. Có nhiều giống khoai môn như môn xanh, môn trắng, môn tím, môn tía, môn bạc hà, môn sáp, môn sen, môn thơm, môn trốn... mỗi loại có những công dụng khác nhau như nấu canh, nấu chè... Trước đây môn, sắn, khoai, ngô... thường được ăn độn với cơm để tiết kiệm gạo.
-
- Dâm bụt
- Phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn, có nơi gọi là râm bụt, là một loại cây bụi thường được trồng ở bờ rào trên khắp các làng quê. Hoa dâm bụt lớn, màu đỏ sậm, nhưng không có mùi hương.